DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 8.12: Cách để cho đi hiệu quả

| 2802 lượt xem | Thư viện số 100 năm


 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

HELPING OTHERS MAKES US HAPPIER - BUT IT MATTERS HOW WE DO IT

CÁCH ĐỂ CHO ĐI HIỆU QUẢ

So, I have a pretty fun job, which is to figure out what makes people happy. It's so fun, it might almost see a little frivolous, especially at a time where we're being confronted with some pretty depressing headlines. But it turns out that studying happiness might provide a key to solving some of the toughest problems we're facing. It's taken me almost a decade to figure this out.


Tôi có một công việc khá vui, đó là tìm ra điều gì khiến mọi người hạnh phúc. Nó vui đến nỗi có thể sẽ có người nghĩ nó tầm phào, nhất là trong thời điểm chúng ta thường phải thấy những tít báo rất đáng buồn. Nhưng sự thực là, việc nghiên cứu về hạnh phúc có thể mang lại chìa khoá để giải quyết một vài vấn đề nan giải mà ta đang gặp phải. Tôi đã phải mất gần một thập kỷ để hiểu được điều này.


Pretty early on in my career, I published a paper in “Science” with my collaborators, entitled, “Spending Money on Others Promotes Happiness.” I was very confident in this conclusion, except for one thing: it didn't seem to apply to me. I hardly ever gave money to charity, and when I did, I didn't feel that warm glow I was expecting. So I started to wonder if maybe there was something wrong with my research or something wrong with me. My own lackluster emotional response to giving was especially puzzling, because my follow-up studies revealed that even toddlers exhibited joy from giving to others. In one experiment, my colleagues Kiley Hamlin, Lara Aknin and I brought kids just under the age of two into the lab. Now, as you might imagine, we had to work with a resource that toddlers really care about, so we used the toddler equivalent of gold, namely, Goldfish crackers. We gave kids this windfall of Goldfish for themselves and a chance to give some of their Goldfish away to a puppet named Monkey. 


Hồi mới vào nghề, tôi đã xuất bản một bài viết trên tờ “Science” với các cộng tác viên, tựa là “Cho Tiền Người Khác Làm Bạn Hạnh Phúc Hơn.” Tôi khá tự tin vào kết luận này, chỉ trừ một điều: có vẻ nó không áp dụng được với tôi. Tôi hầu như không bao giờ quyên tiền cho từ thiện, và khi có làm, tôi chẳng cảm thấy ấm áp như đã mong đợi gì cả. Nên tôi bắt đầu nghĩ có lẽ nghiên cứu của tôi có vấn đề gì đó, hoặc bản thân tôi có vấn đề gì đó. Phản ứng cảm xúc thờ ơ của tôi với việc cho đi càng làm tôi bối rối hơn, bởi vì nghiên cứu tiếp theo của tôi cho thấy rằng ngay cả trẻ mới tập đi cũng thể hiện niềm vui khi cho đi người khác. Trong một thí nghiệm, tôi và đồng nghiệp là Kiley Hamlin và Lara Aknin đã đưa lũ trẻ dưới hai tuổi vào phòng thí nghiệm. Như bạn có thể hình dung, chúng tôi phải sử dụng một thứ có thể thu hút lũ trẻ tập đi, nên chúng tôi đã dùng một thứ mà bọn trẻ này xem như vàng bạc, là bánh quy hình con cá. Chúng tôi đưa cho lũ trẻ một đống bánh cá và một cơ hội để chúng tặng cho con thú nhồi bông tên là Khỉ vài cái bánh cá.


(Video) Researcher: I found even more treats, and I'm going to give them all to you.


Toddler: Ooh. Thank you.


Researcher: But, you know, I don't see any more treats. Will you give one to Monkey?


Toddler: Yeah.


Researcher: Yeah?


Toddler: Yeah. Here.


Researcher: Ooh, yummy. Mmmm.


Toddler: All gone, he ate it.


(Video) Nhà nghiên cứu: Cô tìm được rất nhiều bánh cá, nên sẽ cho cháu hết.


Đứa bé: Ồ. Cảm ơn cô.


Nhà nghiên cứu: Nhưng cháu này, cô thấy ở đây hết bánh rồi. Cháu sẽ cho Khỉ một cái chứ?


Đứa bé: Được ạ.


Nhà nghiên cứu: Được ư?


Đứa bé: Được ạ. Đây.


Nhà nghiên cứu: Ồ, ngon quá. Ưmm.


Đứa bé: Hết rồi, bạn ấy ăn hết rồi.


(Elizabeth Dunn) Now, we trained research assistants to watch these videos and code toddlers' emotional reactions. Of course, we didn't tell them our hypotheses. The data revealed that toddlers were pretty happy when they got this pile of Goldfish for themselves, but they were actually even happier when they got to give some of their Goldfish away. And this warm glow of giving persists into adulthood. When we analyzed surveys from more than 200,000 adults across the globe, we saw that nearly a third of the world's population reported giving at least some money to charity in the past month. Remarkably, in every major region of the world, people who gave money to charity were happier than those who did not, even after taking into account their own personal financial situation. And this correlation wasn't trivial. It looked like giving to charity made about the same difference for happiness as having twice as much income.


(Elizabeth Dunn) Chúng tôi huấn luyện các trợ lý nghiên cứu bằng cách cho họ xem những video này và mã hoá phản ứng cảm xúc của lũ trẻ. Tất nhiên, chúng tôi không cho họ biết phỏng đoán của mình. Kết quả cho thấy lũ trẻ khá vui khi được cho cả đống bánh cá để ăn một mình, nhưng chúng còn vui hơn khi có cơ hội chia sẻ vài cái bánh cá. Và cảm giác ấm áp khi cho đi này sẽ kéo dài tới tận khi lớn lên. Khi nghiên cứu khảo sát từ hơn 200,000 người lớn trên khắp địa cầu, chúng tôi thấy rằng gần một phần ba dân số thế giới báo cáo rằng họ đã quyên góp một ít tiền cho từ thiện trong tháng vừa qua. Đáng chú ý là, ở mỗi địa phương lớn trên thế giới, những người làm từ thiện đều hạnh phúc hơn so với những người không làm, kể cả khi tính đến gia cảnh tài chính riêng của họ. Và mối quan hệ này không hề tầm thường. Có vẻ như việc làm từ thiện sẽ mang lại cảm giác hạnh phúc ngang với việc được tăng lương gấp đôi.


Now, as a researcher, if you're lucky enough to stumble on an effect that replicates around the world in children and adults alike, you start to wonder: Could this be part of human nature? We know that pleasure reinforces adaptive behaviors like eating and sex that help perpetuate our species, and it looked to me like giving might be one of those behaviors. I was really excited about these ideas, and I wrote about them in the “New York Times.” One of the people who read this article was my accountant. Yeah. At tax time, I found myself seated across from him, watching as he slowly tapped his pen on the charitable giving line of my tax return with this look of, like, poorly concealed disapproval. Despite building my career by showing how great giving can feel, I actually wasn't doing very much of it. So I resolved to give more.


Với tư cách là nhà nghiên cứu, nếu bạn đủ may mắn để gặp phải một hiện tượng lặp đi lặp lại trên thế giới ở cả trẻ em và người lớn, bạn sẽ tự hỏi: Liệu đây có phải bản chất con nguồi không? Chúng ta biết rằng những hành vi tăng khoái cảm như ăn và tình dục sẽ giúp loài người tồn tại lâu dài, và theo tôi thì có vẻ việc cho đi cũng là một trong các hành vi đó. Tôi rất háo hức với những ý tưởng này, và đã viết về chúng trên tờ “The New York Times”. Một trong những người đã đọc bài báo đó là kế toán của tôi. Phải. Đến lúc thu thuế, tôi ngồi đối diện anh ta, nhìn anh ta chậm rãi nhịp cây bút lên dòng “từ thiện” trên tờ khai thuế của tôi với một ánh nhìn không hài lòng và không hề che giấu. Mặc dù xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách cho thấy rằng việc cho đi rất tuyệt, tôi thực ra lại không cho đi nhiều lắm. Nên tôi quyết tâm sẽ cho đi nhiều hơn.


Around that time, devastating stories about the Syrian refugee crisis were everywhere. I really wanted to help, so I pulled out my credit card. I knew my donations would probably make a difference for someone somewhere, but going to the website of an effective charity and entering my Visa number still just didn't feel like enough. That's when I learned about the Group of Five. The Canadian government allows any five Canadians to privately sponsor a family of refugees. You have to raise enough money to support the family for their first year in Canada, and then they literally get on a plane to your city. One of the things that I think is so cool about this program is that no one is allowed to do it alone. And instead of a Group of Five, we ended up partnering with a community organization and forming a group of 25. 


Ở khoảng thời gian đó, những tin tức đau buồn về khủng hoảng tị nạn Syria đang ở khắp nơi. Tôi rất muốn giúp, nên đã rút thẻ tín dụng ra. Tôi biết số tiền quyên góp của mình có thể làm cuộc đời của ai đó ở đâu đó trở nên khác biệt, nhưng lên một trang web từ thiện uy tín và điền số thẻ Visa của tôi vẫn có vẻ là chưa đủ. Đó là khi tôi biết đến kế hoạch Nhóm Năm Người. Chính phủ Canada cho phép 5 người Canada bất kỳ tài trợ cho một gia đình người tị nạn một cách riêng tư. Bạn phải kiếm đủ tiền để giúp gia đình đó trong năm đầu họ ở Canada, rồi họ sẽ lên thẳng máy bay để đến thành phố của bạn. Một trong những điều tôi cho là tuyệt nhất về chương trình này chính là không ai được làm một mình. Và thay vì một nhóm 5 người, sau khi cộng tác với một tổ chức cộng đồng, cuối cùng chúng tôi đã có nhóm 25 người.


After almost two years of paperwork and waiting, we learned that our family would be arriving in Vancouver in less than six weeks. They had four sons and a daughter, so we raced to find them a place to live. We were very lucky to find them a house, but it needed quite a bit of work. So my friends came out on evenings and weekends, and painted and cleaned and assembled furniture. When the big day came, we filled their fridge with milk and fresh fruit, and headed to the airport to meet our family. It was a little overwhelming for everyone, especially the four-year-old. His mother was reunited with her sister, who had come to Canada earlier through the same program. They hadn't seen each other in 15 years. When you hear that more than 5.6 million refugees have fled Syria, you're faced with this tragedy that the human brain hasn't really evolved to comprehend. It's so abstract. Before, if any of us had been asked to donate 15 hours a month to help out with the refugee crisis, we probably would have said no. But as soon as we took our family to their new home in Vancouver, we all had the same realization: we were just going to do whatever it took to help them be happy. 

Sau gần hai năm hoàn tất giấy tờ và chờ đợi, chúng tôi đã nhận được tin gia đình của chúng tôi sẽ đến Vancouver trong gần 6 tuần tới. Họ có 4 con trai và một con gái, nên chúng tôi vội đi tìm chỗ ở cho họ. Chúng tôi may mắn tìm được một ngôi nhà cho họ, nhưng sẽ cần sửa sang lại chút đỉnh. Nên bạn tôi đã đến đó vào buổi tối và cuối tuần, rồi sơn lại, quét dọn, và sắp xếp lại đồ đạc. Khi ngày hẹn đã đến, chúng tôi mua thật nhiều sữa và trái cây cho vào tủ lạnh, rồi đến sân bay để gặp gia đình chúng tôi. Mọi người đều bị choáng ngợp, nhất là cậu bé 4 tuổi. Mẹ cậu đã được đoàn tụ với chị gái cậu, người trước kia cũng từng đến Canada qua chương trình này. Họ đã không được gặp nhau 15 năm. Khi bạn nghe rằng hơn 5.6 triệu người tị nạn đã rời Syria, bạn phải đối diện với một thảm kịch mà não người vẫn chưa đủ tiến hoá để hiểu hết. Nó quá trừu tượng. Trước kia, nếu có ai trong chúng tôi được yêu cầu hãy quyên góp 15 đô mỗi tháng để giúp đỡ cuộc khủng hoảng tị nạn, có lẽ chúng tôi sẽ từ chối. Nhưng ngay khi đưa gia đình chúng tôi đến chỗ ở mới của họ tại Vancouver, chúng tôi đều nhận ra một điều: chúng tôi nhất định sẽ làm tất cả mọi thứ để giúp họ hạnh phúc.


This experience made me think a little more deeply about my research. Back in my lab, we'd seen the benefits of giving spike when people felt a real sense of connection with those they were helping, and could easily envision the difference they were making in those individuals' lives. For example, in one experiment, we gave participants an opportunity to donate a bit of money to either UNICEF or Spread the Net. We chose these charities intentionally, because they were partners and shared the same critically important goal of promoting children's health. But I think UNICEF is just such a big, broad charity that it can be a little hard to envision how your own small donation will make a difference. In contrast, Spread the Net offers donors a concrete promise: for every 10 dollars donated, they provide one bed net to protect a child from malaria. We saw that the more money people gave to Spread the Net, the happier they reported feeling afterward. In contrast, this emotional return on investment was completely eliminated when people gave money to UNICEF. So this suggests that just giving money to a worthwhile charity isn't always enough. You need to be able to envision how, exactly, your dollars are going to make a difference.


Trải nghiệm này đã khiến tôi nghĩ kĩ hơn chút về nghiên cứu của mình. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã thấy lợi ích của việc cho đi tăng vọt khi mọi người cảm thấy có liên kết thực sự với người họ đang giúp đỡ, và có thể dễ dàng hình dung những thay đổi họ đang tạo ra cho những người đó. Ví dụ, trong một thí nghiệm, chúng tôi đã cho những người tham gia cơ hội quyên góp chút tiền cho UNICEF hoặc Spread the Net. Chúng tôi cố tình chọn các quỹ từ thiện đó, vì họ là đối tác và có cùng mục đích quan trọng là cải thiện sức khoẻ trẻ em. Nhưng tôi nghĩ UNICEF là một quỹ từ thiện lớn và rộng đến nỗi sẽ khá khó khăn để hình dung làm sao số tiền quyên góp ít ỏi của bạn có thể tạo ra khác biệt. Trái lại, Spread the Net hứa cụ thể với người quyên góp rằng: cứ mỗi 10 đô quyên góp, họ sẽ cung cấp một tấm màn ngủ để bảo vệ một đứa trẻ khỏi sốt rét. Chúng tôi thấy rằng mọi người càng quyên nhiều tiền cho Spread the Net thì sau đó họ càng nói rằng mình thấy hạnh phúc nhiều hơn. Ngược lại, cảm giác vui vẻ khi đầu tư này đã hoàn toàn bị loại bỏ khi họ quyên tiền cho UNICEF. Vậy điều này cho thấy chỉ quyên tiền cho một quỹ từ thiện uy tín không phải lúc nào cũng đủ. Bạn cần hình dung được chính xác thì những đô quyên góp của bạn có thể tạo nên khác biệt gì.



Of course, the Group of Five program takes this idea to a whole new level. When we first took on this project, we would talk about when the refugees would arrive. Now, we just refer to them as our family. Recently, we took the kids ice skating, and later that day, my six-year-old, Oliver, asked me, “Mommy, who is the oldest kid in our family?” I assumed he was talking about his plethora of cousins, and he was talking about them, but also about our Syrian family. Since our family arrived, so many people and organizations have offered to help, providing everything from free dental fillings to summer camps. It's made me see the goodness that exists in our community. Thanks to one donation, the kids got to go to bike camp, and every day of the week, some member of our group tried to be there to cheer for them. 


Tất nhiên, chương trình Nhóm 5 Người đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới. Khi mới làm dự án này, chúng tôi đã nói rằng những người tị nạn sắp đến rồi. Giờ thì chúng tôi chỉ gọi họ là gia đình của mình thôi. Gần đây, chúng tôi đưa bọn trẻ đi trượt băng, và cuối ngày, thằng bé Oliver 6 tuổi nhà tôi hỏi: “Mẹ ơi, anh chị nào lớn nhất trong nhà mình?” Tôi tưởng nó hỏi về những người anh chị họ của nó, và đúng là nó đang nói về chúng, nhưng cũng về cả gia đình Syria của chúng tôi nữa. Từ khi gia đình của chúng tôi chuyển tới, đã có rất nhiều người và tổ chức đề nghị hỗ trợ, cung cấp mọi thứ từ trám răng miễn phí tới đi trại hè. Nhờ vậy tôi đã thấy được sự tốt đẹp trong cộng đồng của mình. Nhờ vào mỗi lần quyên góp, lũ trẻ sẽ được đi trại xe đạp, và mỗi ngày, vài người trong số chúng tôi sẽ cố đến cổ vũ cho chúng.


I happened to be there the day the training wheels were supposed to come off, and let me tell you, the four-year-old did not think this was a good idea. So I went over and talked to him about the long-term benefits of riding without training wheels. Then I remembered that he was four and barely spoke English. So I reverted to two words he definitely knew: ice cream. You try without training wheels, I'll buy you ice cream. Here's what happened next.


Tôi có mặt vào ngày họ sẽ gỡ bánh xe tập lái ra khỏi xe đạp, và tôi nói cho bạn biết, cậu bé bốn tuổi không hề nghĩ đó là một ý hay. Nên tôi đã đến chỗ nó và giải thích cho nó hiểu về lợi ích lâu dài của việc lái xe đạp mà không cần bánh xe tập lái. Rồi tôi nhớ ra nó mới 4 tuổi và chẳng biết tiếng Anh mấy. Nên tôi đổi qua dùng từ mà chắc chắn nó hiểu: kem. Nếu cháu thử chạy xe mà không cần bánh tập lái thì cô sẽ mua kem cho cháu. Và đây là điều đã xảy ra sau đó.


(Video) ED: Yes. Yeah!


Kid: I'm gonna try.


ED: Oh my God! Look at you go! Look at you go! You're doing it all by yourself! Good job!


(Video) ED: Phải. Tốt lắm!


Đứa bé: Cháu sẽ thử.


ED: Ôi Chúa ơi! Xem cháu lái kìa! Xem cháu lái kìa! Cháu tự lái được rồi! Giỏi lắm!


So, this is the kind of helping those human beings evolved to enjoy, but for 40 years, Canada was the only country in the world that allowed private citizens to sponsor refugees. Now - Canada! It's pretty great. Now Australia and the UK are starting up similar programs. Just imagine how different the refugee crisis could look if more countries made this possible. Creating these kinds of meaningful connections between individuals provides an opportunity to deal with challenges that feel overwhelming. One of those challenges lies just blocks from where I'm standing right now, in the Downtown Eastside of Vancouver. By some measures, it's the poorest urban postal code in Canada. We actually debated whether to bring over a family of refugees, because there are so many people right here already struggling. My friend Evan told me that when he was a kid and his parents drove through this neighborhood, he would duck down in the back seat. But Evan's parents never would have guessed that when he grew up, he would open up the doors of a local restaurant and invite this community inside to enjoy three-course dinners.


Sau khi con người tiến hoá thì đây là kiểu giúp đỡ mà họ yêu thích, nhưng trong 40 năm, Canada là nước duy nhất trên thế giới cho phép dân thường tài trợ cho dân tị nạn. Giờ thì – Canada! Nước này khá tuyệt. Bây giờ Úc và Anh cũng đang triển khai các chương trình tương tự. Cứ hình dung xem cuộc khủng hoảng tị nạn có thể khác biệt thế nào nếu mọi nước đều làm được điều này. Tạo ra được những mối liên kết đầy ý nghĩa giữa mỗi người sẽ sinh ra cơ hội đối diện với những khó khăn khiến bạn thấy choáng ngợp. Một trong những khó khăn đó nằm ngay gần chỗ mà tôi đang đứng ngay bây giờ, ở trung tâm phía tây của Vancouver. Nếu so sánh thì đó là nơi đô thị nghèo nhất tại Canada. Thực ra chúng tôi đã tranh cãi không biết có nên đưa một gia đình tị nạn tới đây không, vì nhiều người ở đây vốn đã phải chịu khổ rồi. Bạn tôi, Evan, kể tôi rằng hồi còn nhỏ, khi bố mẹ chở anh ấy qua khu vực này, anh ấy sẽ trốn dưới ghế sau. Nhưng hẳn bố mẹ Evan không thể ngờ khi lớn lên, anh ấy lại mở cửa một nhà hàng địa phương và mời những người dân trong cộng đồng này vào đây để cùng thưởng thức một bữa tối 3 món.


The program that Evan helped build is called “Plenty of Plates,” and the goal is not just to provide free meals, but to create moments of connection between people who otherwise might never make eye contact. Each night, a local business sponsors the dinner and sends a team of volunteers who help make and serve the meal. Afterward, the leftovers get distributed to people who are out on the street, and importantly, there's enough money left to provide a thousand free lunches for this community in the days that follow. But the benefits of this program extend beyond food. For the volunteers, it provides an opportunity to engage with people, to sit down and hear their stories. After this experience, one volunteer changed his commute so that instead of avoiding this neighborhood, he walks through it, smiling or making eye contact as he passes familiar faces. 

Chương trình mà Evan góp phần xây dựng tên là “Đầy Thức Ăn”, và mục tiêu không chỉ là phát thức ăn miễn phí, mà còn là tạo ra những mối liên kết giữa những người hẳn sẽ không bao giờ nhìn nhau nếu không có chương trình này. Mỗi đêm, một công ty địa phương sẽ tài trợ cho bữa ăn và gửi một nhóm tình nguyện viên đến phụ nấu và dọn bàn ăn. Sau đó, phần thừa sẽ được chia cho những người vô gia cư, và quan trọng là sẽ có đủ tiền để nấu ra hàng ngàn bữa trưa miễn phí cho cộng đồng này vào những ngày kế tiếp. Nhưng lợi ích của chương trình này không chỉ gói gọn trong thức ăn. Với các tình nguyện viên, họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với mọi người, ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện họ kể. Sau trải nghiệm này, một tình nguyện viên đã đổi đường về nhà để thay vì né tránh khu vực này thì anh ấy sẽ đi thông qua đó và mỉm cười, hoặc chạm mắt những người anh ta quen khi đi ngang qua.


All of us are capable of finding joy in giving. But we shouldn't expect this to happen automatically. Spending money helping others doesn't necessarily promote happiness. Instead, it matters how we do it. And if we want people to give more, we need to subvert the way we think

about charitable giving. We need to create opportunities to give that enable us to appreciate our shared humanity. If any of you work for a charity, don't reward your donors with pens or calendars. Reward them with the opportunity to see the specific impact that their generosity is having and to connect with the individuals and communities they're helping. 


Tất cả chúng ta đều có thể tìm niềm vui trong việc chia sẻ. Nhưng ta không nên mong việc này sẽ tự diễn ra. Dùng tiền giúp đỡ mọi người không hẳn sẽ luôn khiến bạn hạnh phúc. Thay vào đó, điều quan trọng là cách bạn làm. Và nếu ta muốn mọi người cho đi nhiều hơn, ta phải thay đổi cách nghĩ về việc cho đi từ thiện. Ta cần tạo ra những cơ hội cho đi giúp ta có thể biết ơn những người xung quanh. Nếu các bạn làm cho tổ chức từ thiện, đừng thưởng cho các nhà hảo tâm bút viết hay lịch. Hãy cho họ các cơ hội thấy được ảnh hưởng cụ thể mà sự hào phóng của họ tạo ra và liên kết với những người và những cộng đồng mà họ đang giúp đỡ.


We're used to thinking about giving as something we should do. And it is. But in thinking about it this way, we're missing out on one of the best parts of being human: that we have evolved to find joy in helping others. Let's stop thinking about giving as just this moral obligation and start thinking of it as a source of pleasure. Thank you.


Chúng ta đã quen nghĩ về việc cho đi như một điều nên làm. Và đúng vậy. Nhưng khi nghĩ thế, chúng ta đang bỏ lỡ một trong những điều tuyệt nhất khi làm người: chúng ta đã tiến hoá để cảm thấy vui khi giúp đỡ người khác. Đừng xem cho đi như một bổn phận đạo đức nữa, mà hãy nghĩ về nó như thứ mang lại hạnh phúc cho bạn. Cảm ơn mọi người.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY