DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 8.11: Cách để nói lời yêu thương với người khác

| 3427 lượt xem | Thư viện số 100 năm


 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

LOVE LETTERS TO STRANGERS 

CÁCH ĐỂ NÓI LỜI YÊU THƯƠNG VỚI NGƯỜI KHÁC

I was one of the only kids in college who had a reason to go to the P.O. box at the end of the day, and that was mainly because my mother has never believed in email, in Facebook, in texting or cell phones in general. And so while other kids were BBM-ing their parents, I was literally waiting by the mailbox to get a letter from home to see how the weekend had gone, which was a little frustrating when Grandma was in the hospital, but I was just looking for some sort of scribble, some unkempt cursive from my mother.


Tôi là một trong những sinh viên hiếm hoi trong Đại học có lý do để tới bưu điện vào cuối ngày, chủ yếu là vì mẹ tôi chưa từng tin vào email, Facebook, nhắn tin, hay điện thoại nói chung. Thế là khi những sinh viên khác nhắn tin cho bố mẹ, tôi đang ngồi đợi bên hòm thư theo đúng nghĩa đen để nhận một lá thư gửi từ nhà để xem cuối tuần thế nào rồi, và khi bà tôi phải vào viện thì việc này có hơi phiền phức, nhưng tôi vẫn chờ đợi vài dòng chữ nguệch ngoạc, nét chữ không nắn nót từ mẹ tôi.


And so when I moved to New York City after college and got completely sucker-punched in the face by depression, I did the only thing I could think of at the time. I wrote those same kinds of letters that my mother had written me for strangers, and tucked them all throughout the city, dozens and dozens of them. I left them everywhere, in cafes and in libraries, at the U.N., everywhere. I blogged about those letters and the days when they were necessary, and I posed a kind of crazy promise to the Internet: that if you asked me for a hand-written letter, I would write you one, no questions asked.

Nên khi tôi chuyển tới Thành phố New York sau Đại học và bị cơn trầm cảm đấm thẳng vào mặt, tôi đã làm điều duy nhất tôi có thể nghĩ tới vào lúc đó. Tôi viết chính những lá thư mà mẹ đã viết cho tôi để gửi cho người lạ, và nhét chúng vào khắp nơi trong thành phố, hàng tá, hàng tá lá thư. Tôi để chúng ở khắp nơi, trong tiệm cà phê và thư viện, tại Liên Hợp Quốc, mọi nơi. Tôi viết blog về những lá thư đó và những ngày tôi cần chúng, và tôi đăng một lời hứa có phần điên rồ lên mạng Internet: rằng nếu bạn muốn tôi viết cho bạn một lá thư tay, tôi sẽ viết ngay, mà không hỏi lại gì cả.


Overnight, my inbox morphed into this harbor of heartbreak – a single mother in Sacramento, a girl being bullied in rural Kansas, all asking me, a 22-year-old girl who barely even knew her own coffee order, to write them a love letter and give them a reason to wait by the mailbox.


Chỉ sau một đêm, hòm thư của tôi đã bùng nổ với những trái tim tan vỡ – một người mẹ đơn thân ở Sacramento, một cô bé bị bắt nạt tại vùng quê Kansas, đều đang nhờ tôi, một cô gái 22 tuổi thậm chí còn chẳng biết nên gọi loại cà phê gì, viết cho họ một lá thư tình và cho họ lý do để đứng đợi bên hòm thư.


Well, today I fuel a global organization that is fueled by those trips to the mailbox, fueled by the ways in which we can harness social media like never before to write and mail strangers letters when they need them most, but most of all, fueled by crates of mail like this one, my trusty mail crate, filled with the scriptings of ordinary people, strangers writing letters to other strangers not because they're ever going to meet and laugh over a cup of coffee, but because they have found one another by way of letter-writing.


Hôm nay, tôi tài trợ cho một tổ chức quốc tế được lấp đầy bởi những chuyến đi đến hộp thư, lấp đầy bởi những cách chúng ta có thể khai thác mạng xã hội hơn bao giờ hết để viết và gửi cho người lạ những lá thư khi họ cần nó nhất, nhưng nhất là lấp đầy bởi những thùng thư như thế này, thùng thư đáng tin của tôi, lấp đầy bởi chữ viết của những người bình thường, những người lạ viết thư cho những người lạ khác, không phải vì họ sẽ hẹn gặp nhau và cùng cười trong khi uống cà phê, nhưng là vì họ đã tìm thấy nhau bằng cách viết thư cho nhau.


But, you know, the thing that always gets me about these letters is that most of them have been written by people that have never known themselves loved on a piece of paper. They could not tell you about the ink of their own love letters. They're the ones from my generation, the ones of us that have grown up into a world where everything is paperless, and where some of our best conversations have happened upon a screen. We have learned to diary our pain onto Facebook, and we speak swiftly in 140 characters or less. But what if it's not about efficiency this time?


Nhưng bạn biết không, điều khiến tôi chú ý nhất về những lá thư này luôn là việc chúng hầu như được viết bởi những người chưa từng thấy bản thân mình được yêu qua một tờ giấy. Họ không thể cho bạn biết về nét mực trên lá thư tình của chính họ. Họ là những người từ thế hệ của tôi, những người đã lớn lên trong một thế giới nơi mọi thứ đều không cần giấy, và nơi mà một trong những cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất của chúng ta diễn ra qua màn hình. Chúng ta đã học cách ghi nhật ký nỗi đau của mình lên Facebook và ta nói ngắn gọn trong 140 ký tự hoặc ít hơn. Nhưng nếu lần này, sự tiện lợi không quan trọng thì sao?


I was on the subway yesterday with this mail crate, which is a conversation starter, let me tell you. If you ever need one, just carry one of these. And a man just stared at me, and he was like, “Well, why don't you use the Internet?” And I thought, “Well, sir, I am not a strategist, nor am I specialist. I am merely a storyteller.”


Hôm qua tôi đứng ở ga tàu với cái thùng thư này, và tôi nói thật với bạn, đây là cách hiệu quả để bắt chuyện. Nếu bạn muốn thì chỉ cần mang thùng thư theo. Và có một người đàn ông nhìn chằm chằm tôi, và anh ta kiểu: “Sao cô không dùng Internet?” Và tôi nghĩ: “Thưa anh, tôi không phải nhà chiến lược, cũng không phải chuyên gia. Tôi chỉ là một người kể chuyện.”


And so I could tell you about a woman whose husband has just come home from Afghanistan, and she is having a hard time unearthing this thing called conversation, and so she tucks love letters throughout the house as a way to say, “Come back to me. Find me when you can.” Or a girl who decides that she is going to leave love letters around her campus in Dubuque, Iowa, only to find her efforts ripple-affected the next day when she walks out onto the quad and finds love letters hanging from the trees, tucked in the bushes and the benches. Or the man who decides that he is going to take his life, uses Facebook as a way to say goodbye to friends and family. Well, tonight he sleeps safely with a stack of letters just like this one tucked beneath his pillow, scripted by strangers who were there for him when.


Nên tôi có thể kể cho bạn về một phụ nữ có chồng vừa trở về nhà từ Afghanistan, và cô ấy đang gặp khó khăn trong việc bắt đầu trò chuyện, nên cô đã để những lá thư tình khắp nhà như một cách để nói: “Hãy quay lại với em. Hãy tìm em khi anh muốn.” Hoặc một cô gái quyết định rằng sẽ để những lá thư tình quanh trường học của mình tại Dubuque, Iowa, để rồi thấy nỗ lực của mình đã tăng gấp bội vào ngày hôm sau, khi cô bước ra khỏi phòng học và thấy những lá thư tình trên cây, nhét dưới bụi cây và trên những chiếc ghế đá. Hoặc chàng trai quyết định rằng sẽ tự kết liễu đời mình, đã dùng Facebook để tạm biệt bạn bè và gia đình. Chà, hôm nay anh ấy đã ngủ ngon với những lá thư hệt như lá thư này ở dưới gối anh ấy, được viết bởi những người lạ khi đó đã có mặt ở bên anh.


These are the kinds of stories that convinced me that letter-writing will never again need to flip back her hair and talk about efficiency, because she is an art form now, all the parts of her, the signing, the scripting, the mailing, the doodles in the margins. The mere fact that somebody would even just sit down, pull out a piece of paper and think about someone the whole way through, with an intention that is so much harder to unearth when the browser is up and the iPhone is pinging and we've got six conversations rolling in at once, that is an art form that does not fall down to the Goliath of “get faster,” no matter how many social networks we might join.

Đây là những câu chuyện thuyết phục tôi rằng việc viết thư sẽ không bao giờ phải lùi bước và nói về sự tiện lợi nữa, vì giờ đây nó đã là một loại hình nghệ thuật, tất cả những phần của nó, việc ký tên, viết tay, gửi thư, những bức vẽ nguệch ngoạc trên lề giấy. Chỉ việc một ai đó sẵn sàng ngồi xuống, lấy ra một tờ giấy và nghĩ về ai đó trong suốt quá trình, với một quyết tâm rất khó có được khi trình duyệt mở lên và iPhone đang réo chuông và có tận 6 cuộc trò chuyện ùa vào, đó cũng đã là một loại hình nghệ thuật sẽ không bị rơi vào số phận phải “trở nên nhanh hơn”, dù chúng ta có gia nhập vào bao nhiêu mạng xã hội đi nữa.


We still clutch close these letters to our chest, to the words that speak louder than loud, when we turn pages into palettes to say the things that we have needed to say, the words that we have needed to write, to sisters and brothers and even to strangers, for far too long. Thank you. 


Chúng ta vẫn sẽ ôm chặt những lá thư này vào lồng ngực, ôm những từ ngữ còn có sức nặng hơn cả lời nói, khi chúng ta biến những tờ giấy thành nơi tâm sự để nói những điều ta cần nói, những từ ngữ ta cần viết, cho những người anh chị em và kể cả cho những người lạ, trong một thời gian rất dài. Cảm ơn mọi người.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY