DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Kinh doanh sau đại dịch – Thời điểm vàng để khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

| 3611 lượt xem | Hồi Hoàng

Kinh doanh sau đại dịch – Thời điểm vàng để khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

Đại dịch ảnh hưởng hoạt động của nhiều ngành hàng, kể cả mảng kinh doanh trực tuyến (Online) và trực tiếp (Offline). Doanh nghiệp cần chủ động thích nghi, có những chiến lược kịp thời để tồn tại và phát triển. Sắp tới đây chính là thời điểm thương hiệu mạnh khẳng định vị thế, khi mà mọi thứ dần được kiểm soát tốt hơn, cơ hội kinh doanh sau đại dịch mở rộng.

Chiến lược thích nghi – Thời điểm vàng khẳng định vị thế thương hiệu doanh nghiệp

Do ảnh hưởng từ đại dịch toàn cầu, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa hàng loạt. Thế nhưng cũng có những ngoại lệ khi một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống lại trụ vững, thậm chí mở rộng hình thức kinh doanh. Điển hình như nhiều thương hiệu bán cà phê, trà sữa,… có lượng khách ổn định, thường xuyên và họ còn mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của mình. 

Không ít doanh nghiệp lớn có hệ thống phủ rộng vẫn duy trì hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. Điều này là minh chứng cho khả năng thích nghi tuyệt vời của doanh nghiệp đối với những biến động, chứng tỏ cho khả năng và sự phát triển ổn địTuy thời điểm hiện tại đặt ra nhiều thách thức, nhưng nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nhận định vẫn có nhiều cơ hội cho thương hiệu phát triển. Cụ thể, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội từ việc giá mặt bằng giảm, sự chuyển đổi từ Marketing Offline sang Marketing Online,… Nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển đổi sang quảng bá trực tuyến, hợp tác cùng các dịch vụ giao hàng tận nơi,… 

Khi thích nghi tốt, nắm bắt được cơ hội thì thời điểm này chính là lúc lý tưởng để doanh nghiệp củng cố nền tảng, kết hợp xây dựng kế hoạch, chiến lược thích hợp để tăng tốc sau mùa dịch của doanh nghiệp.

3 chiến lược giúp thương hiệu phát triển bền vững

Để vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển bền vững, các doanh nghiệp đã, đang và nên áp dụng 3 chiến lược mũi nhọn gồm:

- Xem xét lại những các ưu tiên cần đẩy mạnh trong chiến lược tăng trưởng.

- Tìm kiếm, phát huy điểm khác biệt của thương hiệu.

- Đào tạo nhân viên theo những phương thức mới.

Xem xét các ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp

Các chiến lược của doanh nghiệp cần phù hợp từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ nhiều biến động, khó khăn, doanh nghiệp cần xem xét lại các ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng của mình.

- Đầu tiên, các nhà quản lý cần trả lời những câu hỏi chiến lược như sau:

- Thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối đã có những thay đổi gì? Hiện có những gián đoạn, xu hướng nào đáng lưu ý? 

- Doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh gì?

- Trong bối cảnh hậu COVID-19, giải pháp giá trị nào phù hợp nhất? Doanh nghiệp có thể lên ý tưởng đối với giải pháp giá trị đó không, có làm tốt hơn so với đối thủ không? 

- Quý doanh nghiệp đã đầu tư vào những ý tưởng đó đủ lực chưa? Bạn có thể luân chuyển chi phí từ những lĩnh vực nào khác sang các ý tưởng mang đến giá trị cạnh tranh cao hơn? 

Trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng định hình, quyết tâm phát huy năng lực cần có để đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vững tin phát triển. 

1. Tìm kiếm những điểm khác biệt của thương hiệu

Doanh nghiệp cần tìm được điểm khác biệt, độc đáo của thương hiệu mình. Đồng thời, nhà quản lý cần có những chiến lược ứng phó trong ngắn, trung và dài hạn để ứng phó biến động. Kết hợp hành động dứt khoát và đầu tư chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu để ra, nhận được kết quả xứng đáng với phương án đã nỗ lực thực hiện.

Dựa trên những thay đổi của thị trường, khách hàng,… doanh nghiệp có thể tìm kiếm, xác định, hay tạo ra điểm khác biệt cho mình tốt hơn. Trong lĩnh vực thương mại, sự tăng tốc kỹ thuật số và dịch chuyển về nhu cầu có thể thay đổi môi trường cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất, điều gì thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra được những giải pháp kinh doanh tổng thể cho doanh nghiệp mình.

2. Đào tạo nhân viên theo các phương thức mới

Khi khủng hoảng xảy ra, khó khăn có thể khiến tinh thần nhân viên bị ảnh hưởng. Các lãnh đạo, người quản lý nên có hành động cụ thể để khuyến khích, động viên tinh thần họ và giải quyết vấn đề chung nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên đào tạo các nhân viên của mình theo phương thức vận hành mới, phù hợp hơn với bối cảnh mới.

Chẳng hạn, nhà lãnh đạo có thể trao cho các bộ phận quyền tự quyết, giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần thể hiện lòng biết ơn, sự đồng cảm, giá trị của việc học hỏi không ngừng. Hay bạn cũng cần phát triển tinh thần chấp nhận sự không hoàn hảo, tự chịu trách nhiệm cho các quyết định.

3. Thời điểm thương hiệu mạnh khẳng định vị thế

DJC  tin rằng doanh nghiệp cần chuẩn bị chiến lược, tâm thế sẵn sàng và thích nghi mạnh mẽ hơn để có thể tồn tại, vượt qua thời điểm khó khăn, đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển vượt bậc.