DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Gen Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số - Người có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động Việt Nam

| 5088 lượt xem | Hồi Hoàng

Gen Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số - Người có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động Việt Nam
Lứa đầu tiên của thế hệ Z đã ra trường và bắt đầu bước những bước đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của mình. Với nền tảng tri thức tốt, sự độc lập trong tư duy, nhạy bén trong nắm bắt các xu hướng, thế hệ này được nhận định đang tạo nên những dịch chuyển đáng chú ý trong thị trường lao động. Lực lượng tham gia lao động mới nhất – Thế hệ Z (Gen Z) là thế hệ gồm những người sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2010 (1996-2012) . Dự đoán đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động và 30% lực lượng lao động tại Việt Nam. "Gen Z" lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ, chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những điều tưởng chừng như “không thể”, sự thay đổi các quan niệm cũng như tư duy mới về công việc và cách họ tham gia thị trường lao động.

1. “Nhảy việc” không còn là khái niệm xa lạ.

Với thế hệ trước, việc tìm được một công việc phù hợp, rồi cống hiến và gắn bó với nó trong suốt sự nghiệp là lựa chọn được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, gen Z không đặt nặng việc ổn định như vậy! “Thế hệ Z giỏi ngoại ngữ, tích lũy tốt kiến thức. Họ rất tự tin về triển vọng bản thân và có kế hoạch nghề nghiệp tham vọng, nhưng họ lại không muốn gắn kết với các tổ chức”.

Đôi khi những quyết định như vài tháng lại chuyển công ty một lần, sáng đi làm chiều xin nghỉ để đi phỏng vấn chỗ khác. Thực ra, họ đang kiếm tìm một công việc mang lại cảm giác mình có giá trị – được thể hiện qua mức lương và chức danh, khả năng phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Nếu đối chiếu với những khía cạnh này, chỉ một mình “lộ trình ổn định” sẽ không đủ sức níu chân gen Z. Họ trân trọng giá trị của bản thân và khắt khe hơn trong việc lựa chọn môi trường phát triển.

Ngoài ra, "gen Z" còn rất tích cực tham gia các hiệp hội nghề nghiệp, tham dự các sự kiện dành cho sinh viên của trường, kết nối với các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Họ tận dụng mọi cơ hội để gặp gỡ trực tiếp hoặc trực tuyến với những người khác trong lĩnh vực đó để tìm kiếm cơ hội.

Gen Z" là thế hệ có nhận thức khá rõ ràng về quyền được lựa chọn trong cuộc sống và công việc. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp của lớp nhân sự trẻ tuổi này. Môi trường làm việc và văn hóa doanh cần được xây dựng dựa trên nền tảng trong suốt về mặt thông tin, ngang bằng về cơ hội phát triển, linh hoạt trong tư duy quản lý thì mới có thể tạo được động lực gắn bó và cống hiến lâu dài của các thành viên với tổ chức.

2. Sống chủ động.

Khác với các thế hệ trước, "gen Z" có sự chủ động rất cao khi tìm kiếm cơ hội việc làm.  "gen Z" sẽ giúp thị trường lao động, việc làm thay đổi mạnh mẽ khi sở hữu những ưu thế từ tiêu dùng, giải trí... cho đến việc tạo ra những điểm mới trong cuộc sống hiện đại.

Trong phương thức giao tiếp công việc cũng cho thấy đa số những người "gen Z" chọn cách ứng dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Telegram... hoặc mạng nội bộ. Họ hạn chế gặp trực tiếp để tiết kiệm thời gian và linh hoạt về nơi làm việc. Vì vậy, việc kiến tạo môi trường làm việc phù hợp để thúc đẩy năng suất, sáng tạo… ở thế hệ lao động trẻ này là điều mà nhiều doanh nghiệp rất quan tâm.

Chẳng hạn, một bạn có niềm đam mê làm truyền hình nhưng học ngành ngân hàng đã tự thực hiện những video ngắn đưa lên TikTok, gây hiệu ứng mạnh đến nỗi một kênh truyền hình trực tuyến đã mời về cộng tác. Một bạn khác có đam mê kinh doanh đã âm thầm nghiên cứu kết quả kinh doanh, kênh bán hàng, hoạt động marketing của doanh nghiệp nọ. Khi "công trình" hoàn thành và trình ban giám đốc, bạn ấy đã được tuyển dụng vào vị trí quan trọng trong bộ phận phát triển kinh doanh của công ty. Đó là những dẫn chứng rất cụ thể cho thấy thế hệ Z rất "lạ đời" khi tìm việc

3. Nhiều mô hình công việc mới được ra đời.

Không còn là những hình ảnh thường gắn với việc “đi làm” như là mặc sơ mi, áo vest, xách cặp tới văn phòng từ 8h – 5h30 chiều. Gen Z khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú với sự thay đổi về trang phục áo phông xanh đỏ, hay 10h mới đủng đỉnh ra khỏi nhà.

Những điều này là hoàn toàn bình thường trong thế giới việc làm ngày nay, khi các quy định và rào cản dần nhường chỗ cho một tiêu chí duy nhất – sự hiệu quả. Gen Z độc lập trong tư duy và thực tế rất “sòng phẳng, minh bạch” trong làm việc. Hình thức làm bán thời gian, làm nhân viên tự do hay đầu quân cho các công ty khởi nghiệp đều nới lỏng tối đa các luật lệ để họ có thể tập trung vào chất lượng công việc.

4. Đa văn hoá, đa quốc gia đang dần lên ngôi.

Thế hệ Z sống trong thời đại không biên giới. Điều này có nghĩa, họ có thể mua bất cứ thứ gì, tiếp cận với bất kì bộ phim hay cuốn sách nào chỉ với vài cú click chuột. Trong công việc, Gen Z cũng muốn mở rộng biên giới của mình tối đa như thế. Những chương trình như Quản trị viên Tập sự ở các tập đoàn đa quốc gia không chỉ hấp dẫn với mức lương “nghìn đô”, lộ trình thăng tiến bứt phá sau 2-3 năm mà còn bởi cơ hội học tập quý giá thông qua các kỳ luân chuyển ra nước ngoài và thử sức ở môi trường làm việc toàn cầu với nhịp độ cực kỳ nhanh.

Có một khái niệm tên là FOMO (tạm dịch: “hội chứng sợ bỏ lỡ”) có thể lý giải được tâm lý này – khi gen Z luôn muốn là một phần của cuộc chơi toàn cầu, luôn muốn sống cùng các xu thế và dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Những người đồng nghiệp cách xa nửa vòng trái đất, những kỳ công tác nửa năm tại một châu lục khác, những buổi họp bằng tiếng Anh với đủ âm điệu từ các quốc gia cho họ cảm giác mình đang lớn lên cùng tốc độ với thế giới hiện đại. Gen Z tự hào và hạnh phúc khi được làm việc như vậy.

Sự tham gia của thế hệ Z vào thị trường lao động đã tạo ra những cơ hội trong việc đẩy nhanh hơn nữa nỗ lực xây dựng văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm tại nơi làm việc. Hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới của doanh trong bối cảnh hồi phục sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

 

Nguồn + Ảnh : Internet