DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 6.8: Cách để duy trì sự sáng tạo trong tình trạng suy kiệt năng lượng

| 2385 lượt xem | Lê Hà Thanh Lộc

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Rahaf Harfoush, nhà nhân loại học số

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bộ công cụ

  • Link tài liệu gốc:  XEM NGAY

  • Link Zalo học tiếng Anh cùng DJ Model: THAM GIA NGAY  

HOW BURNOUT MAKES US LESS CREATIVE?

CÁCH ĐỂ DUY TRÌ SỰ SÁNG TẠO TRONG TÌNH TRẠNG SUY KIỆT NĂNG LƯỢNG


A few years ago, my obsession with productivity got so bad that I suffered an episode of burnout that scared the hell out of me.  I'm talking insomnia, weight gain, hair loss – the works. I was so overworked that my brain literally couldn't come up with another idea. That indicated to me that my identity was linked with this idea of productivity


Vài năm trước, nỗi ám ảnh của tôi với năng suất tệ đến nỗi tôi bị một cơn kiệt sức khiến tôi sợ chết đi được. Tôi đang nói về mất ngủ, lên cân, rụng tóc – do làm việc quá nhiều. Tôi làm nhiều đến nỗi não tôi không thể nghĩ ra ý tưởng nào nữa theo đúng nghĩa đen. Điều đó cho tôi thấy rằng bản dạng của tôi đang liên kết với khái niệm về sự năng suất này.


[The Way We Work]

Do you feel guilty if you haven't been productive enough during the day? Do you spend hours reading productivity hacks, trying new frameworks and testing new apps to get even more done? I've tried them all – task apps, calendar apps, time-management apps, things that are meant to manage your day. We've been so obsessed with doing more that we've missed the most important thing. Many of these tools aren't helping. They're making things worse.


[Cách Chúng Ta Làm Việc]

Bạn có cảm thấy có lỗi nếu trong ngày bạn chưa đủ năng suất không? Bạn có dành hàng giờ để đọc các cách tăng năng suất, thử các khuôn mẫu mới và các ứng dụng mới để làm xong được nhiều hơn không? Tôi đã thử hết rồi - ứng dụng công việc, ứng dụng lên lịch, ứng dụng quản lý thời gian, những thứ có mục đích quản lý một ngày của bạn. Chúng ta bị ám ảnh với việc làm nhiều hơn đến nỗi chúng ta đã bỏ qua điều quan trọng nhất. Gần như những công cụ này không giúp được gì. Chúng chỉ làm mọi chuyện tệ hơn.


OK, let's talk about productivity for a second. Historically, productivity as we know it today was used during the industrial revolution. It was a system that measured performance based on consistent output. You clocked into your shift and were responsible for creating X number of widgets on the assembly line. At the end of the day, it was pretty easy to see who worked hard and who hadn't. When we shifted to a knowledge economy, people suddenly had tasks that were much more abstract, things like writing, problem-solving or strategizing, tasks that weren't easy to measure. Companies struggled to figure out how to tell who was working and who wasn't, so they just adopted the old systems as best as they could, leading to things like the dreaded time sheet, where everyone is under pressure to justify how they spend every second of their day.


Giờ ta hãy nói về năng suất một chút. Theo lịch sử, năng suất như chúng ta biết đến ngày nay được sử dụng trong cách mạng công nghiệp. Đó là một hệ thống đo lường hiệu suất dựa vào chuẩn đầu ra. Bạn tính giờ vào ca làm và có trách nhiệm sản xuất số lượng X sản phẩm trên dây chuyền lắp ráp. Đến cuối ngày, rất dễ nhận thấy ai là làm việc chăm chỉ và ai thì không. Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế trí óc, bỗng dưng mọi người có những công việc trừu tượng hơn, những thứ như viết lách, giải quyết vấn đề hay lên chiến thuật, những công việc không dễ đo lường. Các công ty gặp khó khăn trong việc xác định ai làm chăm chỉ và ai không làm, nên họ chỉ có thể tiếp nhận hệ thống cũ một cách tốt nhất có thể, dẫn tới những thứ như tờ chấm công đáng sợ, nơi mọi người đều phải chịu áp lực biện minh cho việc mình đã dùng mỗi giây trong ngày như thế nào.


There's just one problem. These systems don't make a lot of sense for creative work. We still think of productivity as an endurance sport. You try to churn out as many blog posts or we cram our day full of meetings. But this model of constant output isn't conducive to creative thought. Today, knowledge workers are facing a big challenge. We're expected to be constantly productive and creative in equal measure. But it's actually almost impossible for our brains to continuously generate new ideas with no rest. In fact, downtime is a necessity for our brain to recover and to operate properly. Consider that according to a team of researchers from the University of Southern California, letting our minds wander is an essential mental state that helps us develop our identity, process social interactions, and it even influences our internal moral compass.


Chỉ có một vấn đề. Những hệ thống đó không phù hợp cho công việc sáng tạo. Ta vẫn nghĩ về năng suất như một môn thể thao sức bền vậy. Bạn cố nặn ra càng nhiều bài viết càng tốt hoặc ta lấp đầy một ngày bằng những cuộc họp. Nhưng kiểu sản xuất liên tục này không có lợi cho suy nghĩ sáng tạo. Ngày nay, người lao động trí óc đang gặp một vấn đề lớn. Chúng ta bị mong chờ là phải vừa năng suất vừa sáng tạo như nhau. Nhưng thực sự việc não ta phải liên tục nghĩ ra ý tưởng mới mà không nghỉ ngơi là bất khả thi. Thực tế, việc nghỉ ngơi rất cần thiết để não hồi phục và hoạt động đúng cách. Hãy xem xét rằng theo như một nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California, thì việc để đầu óc thơ thẩn là một trạng thái tinh thần quan trọng để giúp chúng ta hình thành bản dạng, xử lý việc giao tiếp xã hội, và còn ảnh hưởng tới quy tắc đạo đức bên trong ta nữa.


Our need for a break flies in the face of our cultural narrative about hustling, in other words, the stories that we as a society tell each other about what success looks like and what it takes to get there. Stories like the American Dream, which is one of our most deeply rooted beliefs. This tells us that if we work hard, we'll be successful. But there's a flip side. If you aren't successful, it must mean that you're not working hard enough. And if you don't think you're doing enough, of course you're going to stay late, pull all-nighters and push yourself hard even when you know better. Productivity has wrapped itself up in our self-worth, so that it's almost impossible for us to allow ourselves to stop working. The average US employee only takes half of their allocated paid vacation leave, further proving that even if we have the option to take a break, we don't.


Nhu cầu nghỉ ngơi của ta hoàn toàn trái ngược với góc nhìn của xã hội về sự vội vã, tức là câu chuyện mà xã hội chúng ta nói với nhau về việc thành công trông thế nào và phải làm gì để đến được đó. Những câu chuyện như Giấc mơ Mĩ là một trong những niềm tin sâu đậm nhất của chúng ta. Chúng nói rằng nếu làm việc chăm chỉ, ta sẽ thành công. Nhưng có mặt trái. Nếu bạn không thành công, tức là bạn làm việc chưa đủ chăm chỉ. Và nếu bạn nghĩ bạn làm chưa đủ, thì nhất định bạn sẽ ở lại làm, thức khuya và cố ép bản thân kể cả khi bạn biết là không nên. Năng suất đã trói buộc bản thân nó vào lòng tự tôn của chúng ta, nên việc chúng ta cho phép mình nghỉ ngơi là gần như bất khả thi. Một nhân viên Mĩ trung bình chỉ nghỉ một nửa trong số những ngày nghỉ trả lương mà họ được nhận, càng chứng minh rằng kể cả khi có lựa chọn được nghỉ ngơi, ta vẫn không làm.


To be clear, I don't think that productivity or trying to improve our performance is bad. I'm just saying that the current models we're using to measure our creative work don't make sense. We need systems that work with our creativity and not against it. 


Nói rõ ra thì, tôi không nghĩ năng suất hay cố gắng cải thiện hiệu suất của chúng ta là xấu. Tôi chỉ muốn nói hình mẫu mà chúng ta đang sử dụng để đo lường công việc sáng tạo của mình là bất hợp lý. Chúng ta cần các hệ thống hỗ trợ cho sự sáng tạo chứ không phải chống lại nó.


[SO HOW DO WE FIX IT?]

There is no quick fix for this problem. And I know, I know, that sucks. No one loves a good framework or a good acronym better than me. But the truth is, everyone has their own narratives that they have to uncover. It wasn't until I started digging around my own beliefs around work that I began to unravel the root of my own work story, finally being able to let go of destructive behaviors and make positive, long-lasting changes.


[VẬY PHẢI KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?]

Không có cách khắc phục nhanh nào cho vấn đề này. Tôi hiểu, thật là tệ. Không ai thích một khuôn khổ tốt hay một từ viết tắt hay hơn tôi đâu. Nhưng sự thật là mỗi người có góc nhìn riêng mà họ phải tự khám phá. Đến khi tôi tự nhìn nhận lại những tư tưởng của mình về công việc thì tôi mới khám phá ra gốc rễ của câu chuyện làm việc của tôi, cuối cùng cũng bỏ được những hành vi có hại và thực hiện những thay đổi tích cực, lâu dài.


Your creativity, it has its own rhythms. Our energy fluctuates daily, weekly, even seasonally. I know that I'm always more energetic at the beginning of the week than at the end, so I front-load my workweek to account for that fact. As a proud night owl, I free up my afternoons and evenings for creative work. And I know I'll get more writing done in the cozy winter months than during the summer.


Sự sáng tạo của bạn có nhịp điệu của riêng nó. Năng lượng của ta thay đổi theo ngày, tuần, thậm chí là theo mùa. Tôi biết tôi luôn có năng lượng hơn vào đầu tuần thay vì cuối tuần, nên tôi sắp xếp tuần làm việc của mình cho phù hợp với việc đó. Tự hào là cú đêm, tôi làm trống buổi chiều và tối của mình cho những việc sáng tạo. Và tôi biết mình viết lách được nhiều hơn vào mùa đông ấm cúng hơn là mùa hè.


And that's the secret. Dismantling myths, challenging your old views, identifying your narratives – this is the real work that we need to be doing. We aren't machines, and I think it's time that we stopped working like one.


Đó chính là bí mật. Xoá bỏ những lầm tưởng, thách thức góc nhìn cũ của bạn, định hình góc nhìn của bạn – đây chính là việc mà ta thực sự cần làm. Chúng ta không phải máy móc, và tôi nghĩ đã đến lúc ta ngưng làm việc như vậy rồi.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY