DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 6.5: Cách để kiểm soát cảm xúc tại nơi làm việc?

| 2402 lượt xem | Lê Hà Thanh Lộc

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Liz Fosslien, nhà văn, hoạ sĩ vẽ minh hoạ

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bộ công cụ #Bộ tư duy

  • Link tài liệu gốc:  XEM NGAY

  • Link Zalo học tiếng Anh cùng DJ Model: THAM GIA NGAY  

HOW TO EMBRACE EMOTIONS AT WORK?

CÁCH ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC TẠI NƠI LÀM VIỆC?


No matter how hard you might try, you can't just flip a switch when you step into the office and turn your emotions off. Feeling feelings is part of being human.


Dù bạn có cố cỡ nào, cũng chẳng có công tắc nào để khi bước vào văn phòng là bạn tắt cảm xúc đi ngay được. Cảm nhận được cảm giác là một phần của việc làm con người.


[The Way We Work]


A pervasive myth exists that emotions don't belong at work, and this often leads us to mistakenly equate professionalism with being stoic or even cold. But research shows that in the moments when our colleagues drop their glossy professional presentation, we're actually much more likely to believe what they're telling us. We feel connected to the people around us. We try harder, we perform better, and we're just generally kinder. So it's about time that we learn how to embrace emotion at work.


[Cách Chúng Ta Làm Việc]


Có một hiểu lầm rộng rãi là cảm xúc không thuộc về nơi làm việc, khiến chúng ta thường nhầm lẫn và đánh đồng sự chuyên nghiệp với việc lãnh đạm hay thậm chí là lạnh lùng. Nhưng nghiên cứu chỉ ra trong những lúc đồng nghiệp của ta bỏ đi cái vẻ chuyên nghiệp bên ngoài, chúng ta lại có khả năng tin những gì họ nói cao hơn. Chúng ta cảm thấy được kết nối với những người xung quanh. Chúng ta cố gắng hơn, làm việc hiệu quả hơn, và nói chung là tốt bụng hơn. Nên đã đến lúc chúng ta học cách ôm lấy cảm xúc tại chỗ làm rồi.


Now, that's not to say you should suddenly become a feelings fire hose. A line exists between sharing, which builds trust, and oversharing, which destroys it. If you suddenly let your feelings run wild at work and give people far more information than they bargained for, you make everyone around you uncomfortable and you also undermine yourself. You're more likely to be seen as weak or lacking self awareness, so, great to say you weren't feeling well last night – you don't need to go into every lurid detail about how you got reacquainted with your half-digested dinner.


Nói vậy không có nghĩa bạn nên lập tức thành một cái vòi rồng cảm xúc. Có ranh giới giữa việc chia sẻ để xây dựng sự tin tưởng, và phá huỷ nó bằng việc chia sẻ quá mức. Nếu bạn bỗng thể hiện cảm xúc quá mức ở chỗ làm và kể cho mọi người nhiều thông tin hơn họ muốn nghe, bạn sẽ làm tất cả mọi người quanh bạn thiếu thoải mái, và cũng tự hạ thấp bản thân nữa. Họ sẽ coi bạn là yếu đuối hay thiếu ý thức nhiều hơn, nên, nói rằng tối qua bạn cảm thấy không ổn là được rồi – không cần phải kể từng chi tiết  một rằng bạn đã được tái ngộ với bữa tối đang tiêu hoá dở của mình thế nào đâu.


So there's a wide spectrum of emotional expression. On one hand, you have under-emoters, or people who have a hard time talking about their feelings, and on the other end are over-emoters, those who constantly share everything that's going on inside, and neither of these make for a healthy workplace. So what's the balance between these two extremes? It's something called selective vulnerability.


Có một quang phổ biểu cảm trải rất dài. Ở một bên, bạn có những người thiếu cảm xúc, tức là người cảm thấy khó khăn khi chia sẻ về cảm xúc của họ, và bên kia là những người quá đa cảm, những người liên tục chia sẻ họ đang cảm thấy thế nào bên trong, và không bên nào mang lại môi trường làm việc lành mạnh. Vậy sự cân bằng giữa hai thái cực đó là gì? Thứ đó gọi là mở lòng có chọn lọc.


Selective vulnerability is opening up while still prioritizing stability and psychological safety, both for you and for your colleagues. Luckily, anyone can learn to be selectively vulnerable, with practice. Here are four ways to get started.


Mở lòng có chọn lọc là mở lòng nhưng vẫn ưu tiên sự vững vàng và an toàn về tâm lý cho cả bạn lẫn đồng nghiệp của bạn. May là ai cũng có thể học cách mở lòng có chọn lọc, nếu luyện tập. Đây là 4 cách để bắt đầu tập.


First, flag your feelings without becoming emotionally leaky. Bad moods are contagious, and even if you're not vocalizing what you're feeling, chances are your body language or your expressions are a dead giveaway. So if you are crossing your arms or hammering on your keyboard, your coworkers are going to know you're upset. And if you don't say anything, they might start to think it's about them and get worried. So if you are reacting to a non-work-related event, so traffic for example, just flag it. You don't need to go into detail. You can say something as simple as “I'm having a bad morning. It has nothing to do with you.” 


Một, hãy nói rõ cảm giác của bạn mà không cần rò rỉ cảm xúc. Tâm trạng xấu rất dễ lây, và kể cả khi bạn không nói ra mình đang cảm thấy gì, có khi ngôn ngữ cơ thể hay biểu cảm của bạn đã để lộ hết rồi. Nên nếu bạn đang khoanh tay hoặc gõ bàn phím rất mạnh, đồng nghiệp của bạn sẽ biết là bạn đang không vui. Và nếu bạn không nói gì cả, họ sẽ bắt đầu nghĩ bạn bực họ và cảm thấy lo lắng. Nên nếu bạn bực vì một việc không liên quan tới công việc, như giao thông chẳng hạn, cứ nói rõ ra. Không cần phải nói chi tiết. Bạn chỉ cần nói một câu đơn giản như “Sáng nay tôi rất bực. Nhưng không liên quan đến anh/chị đâu” là đủ.


Now, if it's a work-related event that's causing you to feel strong emotions, that brings us to point number two. Try to understand the need behind your emotion, and then address that need. If you suddenly start to find everyone around you irritating, sit back and reflect on that. And it might be that you're irritable because you're anxious, and you're anxious because you're worried about hitting a looming deadline. And in that case, you can go back to your team to address that need and say something like, “I want to make sure I get everything done ahead of the deadline. Can you help me put together a realistic plan to do that?” If you're thinking of sharing, try and put yourself in the other person's shoes. So if what you're about to say would help you feel more supported and better understand the situation, then go ahead and share it. But if it gives you any kind of pause, you might want to leave it out. 


Còn nếu đó là chuyện liên quan tới công việc khiến bạn có cảm xúc mạnh, ta sẽ đến với mục thứ hai. Hãy cố hiểu sự cần thiết có được cảm xúc đó của bạn, rồi thừa nhận nhu cầu đó. Nếu bỗng dưng bạn thấy ai quanh bạn nhìn cũng thấy ghét, hãy ngồi xuống và xét lại điều đó đi. Có thể bạn thấy bực mình vì bạn đang sợ hãi, và bạn sợ hãi vì bạn đang lo cho một hạn chót quan trọng sắp đến. Trong trường hợp đó, bạn có thể quay lại chỗ nhóm của mình để thừa nhận nhu cầu đó và nói: “Tôi muốn đảm bảo mình làm xong mọi thứ trước hạn chót. Mọi người giúp tôi nghĩ ra một kế hoạch thực tế để làm vậy được chứ?” Nếu bạn đang nghĩ đến việc chia sẻ, hãy thử nghĩ theo góc nhìn của người kia. Nếu như điều bạn sắp nói sẽ giúp bạn cảm thấy được ủng hộ và hiểu rõ tình huống hơn, thì cứ tự nhiên chia sẻ. Nhưng nếu nó khiến bạn khựng lại dưới mọi hình thức, có lẽ bạn đừng nên nói gì.


And finally, read the room and provide a path forward. If everyone on your team has been pulling long hours, and you notice that one of your colleagues seems particularly deflated or anxious, you can acknowledge that and show some empathy, but then try to give them something actionable that they could hold on to. And in this case, you could suggest that you go to your manager and ask that your weekly meeting be pushed back a day so you both have more time to work. You're showing you're invested in their success, but also that you care about their well-being.


cuối cùng, hãy quan sát căn phòng và đưa ra một lối để đi tiếp. Nếu mọi người trong nhóm bạn đều đã làm việc quá lâu, và bạn nhận thấy một đồng nghiệp có vẻ đặc biệt mệt mỏi hoặc lo lắng, bạn có thể thừa nhận điều đó và tỏ ra thông cảm, nhưng sau đó hãy cố cho họ một việc gì đó để họ có thể làm. Trong trường hợp này, bạn có thể đề xuất rằng bạn sẽ tới chỗ quản lý và hỏi liệu có thể dời cuộc họp hằng tuần lại một ngày được không để cả hai cùng có thêm thời gian làm việc. Bạn đang thể hiện là mình quan tâm tới thành công của họ, nhưng cũng nghĩ tới sức khoẻ của họ nữa.


When we can be honest about what we feel, and freely suggest ideas, make mistakes and just not have to hide every piece of who we are, we're much more likely to stay at the company for a long time. We're also happier and more productive. So take a moment to reflect on the emotional expression that you bring to work each day. And if you are prone to oversharing, try editing. And if you're a little bit more reserved, look for moments when you can open up to your colleagues and be a bit vulnerable. And chances are, there will be a big difference in how people respond to you. And selective vulnerability might just become one of your most valuable tools.


Khi chúng ta có thể thật lòng về cảm xúc của mình, và thoải mái đề xuất ý tưởng, phạm sai lầm và đơn giản là không cần giấu những phần trong mình, chúng ta sẽ có khả năng ở lại công ty lâu hơn. Chúng ta cũng sẽ vui vẻ và có năng suất cao hơn. Nên hãy dành ít phút để xem lại những biểu cảm mà bạn mang đi làm mỗi ngày. Và nếu bạn chia sẻ quá mức thì hãy tập giảm bớt. Còn nếu bạn hơi kín đáo quá thì hãy tìm những lúc mà bạn có thể mở lòng với đồng nghiệp của mình và yếu đuối một chút. Rất có thể sẽ có sự khác biệt rất lớn trong cách mọi người đáp lại lời bạn. Và việc mở lòng có chọn lọc rất có thể sẽ thành một trong những công cụ quý giá nhất của bạn.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY