DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 5.7: Cách để có cuộc trò chuyện hay hơn

| 2170 lượt xem | Thư viện số 100 năm

 
 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng


10 WAYS TO HAVE A BETTER CONVERSATION 

CÁCH ĐỂ CÓ CUỘC TRÒ CHUYỆN HAY HƠN


All right, I want to see a show of hands: how many of you have unfriended someone on Facebook because they said something offensive about politics or religion, childcare, food? And how many of you know at least one person that you avoid because you just don't want to talk to them?


Được rồi, tôi muốn các bạn giơ tay: bao nhiêu người đã từng huỷ kết bạn với ai đó trên Facebook vì họ nói gì đó xúc phạm về chính trị hoặc tôn giáo, chăm sóc trẻ em, thức ăn? Và bao nhiêu người trong các bạn có ít nhất một người mà bạn luôn tránh mặt vì bạn không muốn nói chuyện với họ


You know, it used to be that in order to have a polite conversation, we just had to follow the advice of Henry Higgins in “My Fair Lady”: Stick to the weather and your health. But these days, with climate change and anti-vaxxing, those subjects – are not safe either. So this world that we live in, this world in which every conversation has the potential to devolve into an argument, where our politicians can't speak to one another, and where even the most trivial of issues have someone fighting both passionately for it and against it, it's not normal.


Bạn biết không, lúc trước, để có thể trò chuyện lịch sự, ta chỉ cần làm theo lời khuyên của Henry Higgins trong “Yểu điệu thục nữ”: Cứ nói chuyện thời tiết và sức khoẻ của bạn. Nhưng ngày nay, với biến đổi khí hậu và chống vắc-xin, mấy chủ đề này cũng không ổn. Nên thế giới mà chúng ta đang sống, thế giới nơi mọi cuộc trò chuyện đều có khả năng trở thành cãi vã, nơi các chính trị gia không thể nói chuyện với nhau, và ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất cũng có cả người đồng thuận và phản đối dữ dội, nó không hề bình thường.


Pew Research did a study of 10,000 American adults, and they found that at this moment, we are more polarized, we are more divided than we ever have been in history. We're less likely to compromise, which means we're not listening to each other. And we make decisions about where to live, who to marry, and even who our friends are going to be, based on what we already believe. Again, that means we're not listening to each other. A conversation requires a balance between talking and listening, and somewhere along the way, we lost that balance.


Trung tâm Pew đã nghiên cứu 10,000 người Mĩ trưởng thành, và thấy rằng hiện tại, chúng ta bị phân cực hơn, ta bị tách biệt hơn chúng ta từng bị trên lịch sử. Chúng ta ít muốn thoả hiệp hơn, nghĩa là chúng ta không chịu lắng nghe nhau nói. Và chúng ta sẽ đưa ra quyết định sống ở đâu, cưới ai và thậm chí là kết bạn với ai, dựa vào những gì mà chúng ta vốn đã tin tưởng. Nói lại, điều đó nghĩa là chúng ta không chịu lắng nghe nhau. Một cuộc đối thoại đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa nghe và nói, và đâu đó trên đường, chúng ta đã đánh mất sự cân bằng đó.


Now, part of that is due to technology. The smartphones that you all either have in your hands or close enough that you could grab them really quickly. According to Pew Research, about a third of American teenagers send more than a hundred texts a day. And many of them, almost most of them, are more likely to text their friends than they are to talk to them face to face. There's this great piece in The Atlantic. It was written by a high school teacher named Paul Barnwell. And he gave his kids a communication project. He wanted to teach them how to speak on a specific subject without using notes. And he said this: “I came to realize...” “I came to realize that conversational competence might be the single most overlooked skill we fail to teach. Kids spend hours each day engaging with ideas and each other through screens, but rarely do they have an opportunity to hone their interpersonal communications skills. It might sound like a funny question, but we have to ask ourselves: Is there any 21st-century skill more important than being able to sustain a coherent, confident conversation?”


Một phần là do công nghệ. Mấy cái điện thoại thông minh mà các bạn hoặc đang cầm trên tay hoặc để đủ gần để có thể chộp lấy chúng thật nhanh ấy. Theo nghiên cứu của Pew, khoảng 1/3 thiếu niên Mĩ gửi hơn 100 tin nhắn trong ngày. Và hầu hết bọn họ, gần như là tất cả bọn họ, đều quen nhắn tin với bạn bè mình hơn là nói chuyện với họ trực tiếp. Có một nghiên cứu khá hay trên trang The Atlantic, được viết bởi một thầy giáo cấp ba tên là Paul Barnwell. Anh ta cho học sinh của mình một bài tập giao tiếp. Anh muốn dạy chúng cách nói về một chủ đề bất kỳ mà không dùng giấy nhớ. Và rồi anh nói: “Tôi nhận ra…” “Tôi nhận ra rằng khả năng giao tiếp tốt có thể là kỹ năng bị bỏ qua nhiều nhất mà chúng ta không dạy được. Lũ trẻ dành hàng giờ mỗi ngày để liên kết với các ý tưởng và mọi người qua màn hình, nhưng chúng ít khi có cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp với nhau của mình. Câu hỏi này nghe có vẻ ngu ngốc, nhưng ta vẫn phải tự hỏi bản thân: Có kỹ năng nào ở thế kỉ 21 quan trọng hơn việc có thể duy trì một cuộc hội thoại quả quyết và dễ hiểu hay không?


Now, I make my living talking to people: Nobel Prize winners, truck drivers, billionaires, kindergarten teachers, heads of state, plumbers. I talk to people that I like. I talk to people that I don't like. I talk to some people that I disagree with deeply on a personal level. But I still have a great conversation with them. So I'd like to spend the next 10 minutes or so teaching you how to talk and how to listen. Many of you have already heard a lot of advice on this, things like look the person in the eye, think of interesting topics to discuss in advance, look, nod, and smile to show that you're paying attention, repeat back what you just heard or summarize it. So I want you to forget all of that. It is crap. There is no reason to learn how to show you're paying attention if you are in fact paying attention. 


Tôi thì kiếm sống bằng việc nói chuyện với mọi người: người thắng giải Nobel, tài xế xe tải, tỉ phú, giáo viên mầm non, nguyên thủ quốc gia, thợ sửa ống nước. Tôi nói chuyện với người tôi thích. Tôi nói chuyện với người tôi không thích. Tôi nói chuyện với người mà tôi bất đồng dữ dội từ tận đáy lòng. Nhưng tôi vẫn trò chuyện hay ho cùng họ. Nên tôi muốn dành 10 phút kế tiếp để dạy bạn cách nói và nghe. Nhiều người trong các bạn hẳn đã nghe nhiều lời khuyên như nhìn vào mắt người kia, nghĩ về những chuyện thú vị để khi cần thì thảo luận, nhìn, gật đầu và cười để cho thấy là bạn đang lắng nghe, nhắc lại những gì bạn vừa nghe hoặc tóm tắt lại. Tôi muốn các bạn quên hết đống đó. Nhảm nhí. Chả có lý do để học cách làm sao cho người khác thấy là bạn đang chú ý, nếu như bạn thực sự đang chú ý tới họ.


Now, I actually use the exact same skills as a professional interviewer that I do in regular life. So, I'm going to teach you how to interview people, and that's actually going to help you learn how to be better conversationalists. Learn to have a conversation without wasting your time, without getting bored, and, please God, without offending anybody.


Tôi cũng dùng chính những kỹ năng này khi đi phỏng vấn chuyên nghiệp trong ngày thường. Nên tôi sẽ dạy bạn cách phỏng vấn người khác, và việc đó thực sự sẽ giúp bạn học cách trò chuyện hay hơn. Hãy học cách nói chyện với nhau mà không lãng phí thời gian, mà không thấy chán, và, Chúa ơi, làm ơn đừng khiến ai thấy bị xúc phạm cả.

We've all had really great conversations. We've had them before. We know what it's like. The kind of conversation where you walk away feeling engaged and inspired, or where you feel like you've made a real connection or you've been perfectly understood. There is no reason why most of your interactions can't be like that. So I have 10 basic rules. I'm going to walk you through all of them, but honestly, if you just choose one of them and master it, you'll already enjoy better conversations. 


Chúng ta đều đã có những cuộc trò chuyện hay. Ta đã gặp rồi. Ta biết chúng là như thế nào. Đó là kiểu trò chuyện mà khi ngừng nói, bạn cảm thấy hấp dẫn và hứng thú, hoặc khi bạn thấy mình đã xây dựng được mối liên kết hoặc họ đã thực sự hiểu bạn. Chẳng có lý do gì để hầu hết các cuộc trò chuyện của bạn không được như thế. Nên tôi có 10 điều luật cơ bản. Tôi sẽ chỉ bạn từng cái một, nhưng nói thật, bạn chỉ cần chọn một cái và luyện cái đó thôi là cũng đủ để bạn có những cuộc nói chuyện hay hơn.


Number one: Don't multitask. And I don't mean just set down your cell phone or your tablet or your car keys or whatever is in your hand. I mean, be present. Be in that moment. Don't think about the argument you had with your boss. Don't think about what you're going to have for dinner. If you want to get out of the conversation, get out of the conversation, but don't be half in it and half out of it.


Đầu tiên: Không kiêm nhiều việc. Và ý tôi không phải chỉ là bỏ điện thoại hay máy tính bảng hay chìa khoá xe hay mấy thứ trên tay xuống. Ý tôi là hãy chú tâm. Hãy ở ngay tại đó. Đừng nghĩ về cuộc cãi vã của mình với sếp. Đừng nghĩ rằng tối đó bạn sẽ ăn gì. Nếu bạn muốn thoát khỏi cuộc trò chuyện thì cứ thoát khỏi cuộc trò chuyện đi, chứ đừng nửa muốn ở nửa muốn đi.


Number two: Don't pontificate. If you want to state your opinion without any opportunity for response or argument or pushback or growth, write a blog. Now, there's a really good reason why I don't allow pundits on my show: Because they're really boring. If they're conservative, they're going to hate Obama and food stamps and abortion. If they're liberal, they're going to hate big banks and oil corporations and Dick Cheney. Totally predictable. And you don't want to be like that. You need to enter every conversation assuming that you have something to learn. The famed therapist M. Scott Peck said that true listening requires a setting aside of oneself. And sometimes that means setting aside your personal opinion. He said that sensing this acceptance, the speaker will become less and less vulnerable and more and more likely to open up the inner recesses of his or her mind to the listener. Again, assume that you have something to learn. Bill Nye: “Everyone you will ever meet knows something that you don't.” I put it this way: Everybody is an expert in something.


Điều 2: Đừng thuyết giảng. Nếu bạn muốn chia sẻ ý kiến mà không cho người ta cơ hội phản hồi hay phản đáp hoặc phát triển câu chuyện, đi viết blog ấy. Có lý do tôi không mời những kẻ giáo điều tới chương trình của mình: Vì họ chán ngắt. Nếu họ thuộc phe bảo thủ, họ sẽ ghét Obama, phiếu thực phẩm và việc phá thai. Nếu họ theo phe tự do, họ sẽ ghét các ngân hàng lớn, tập đoàn dầu và Dick Cheney. Quá dễ đoán. Bạn không muốn trở nên như vậy đâu. Bạn cần phải bắt đầu mọi câu chuyện với tâm thế rằng bạn sẽ có gì đó để học. Nhà tâm lý học nổi tiếng M. Scott Peck nói rằng lắng nghe thực sự đòi hỏi bạn phải tách biệt bản thân ra. Và đôi khi điều đó nghĩa là bỏ những ý kiến cá nhân của bạn qua một bên. Ông nói rằng khi cảm nhận được sự chấp nhận này, người nói sẽ thấy đỡ lo lắng hơn và càng lúc càng dễ bộc lộ những điều sâu kín trong lòng anh/cô ta với người nghe hơn. Nhắc lại, phải nghĩ rằng bạn sẽ luôn có gì đó để học. Bill Nye nói: “Mỗi người mà bạn gặp đều sẽ biết một thứ gì đó mà bạn không biết.” Còn tôi thì nói thế này: Ai cũng là chuyên gia trong lĩnh vực gì đó.


Number three: Use open-ended questions. In this case, take a cue from journalists. Start your questions with who, what, when, where, why, or how. If you put in a complicated question, you're going to get a simple answer out. If I ask you, “Were you terrified?” you're going to respond to the most powerful word in that sentence, which is “terrified,” and the answer is “Yes, I was” or “No, I wasn't.” “Were you angry?” “Yes, I was very angry.” Let them describe it. They're the ones that know. Try asking them things like, “What was that like?” “How did that feel?” Because then they might have to stop for a moment and think about it, and you're going to get a much more interesting response.


Điều 3: Dùng những câu hỏi mở. Trong trường hợp này, hãy học từ các phóng viên. Bắt đầu câu hỏi với ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào. Nếu bạn hỏi một câu khó, bạn sẽ được nhận một câu trả lời đơn giản. Nếu tôi hỏi bạn “Bạn có sợ không?”, bạn sẽ trả lời từ mạnh nhất trong câu đó, chính là từ “sợ” và câu trả lời là “Phải, tôi sợ” hoặc “Không, tôi không sợ”. “Bạn có tức giận không?” “Phải, tôi rất tức giận.” Hãy để họ miêu tả. Họ là người hiểu điều đó. Hãy thử hỏi họ những câu như “Chuyện đó thế nào?” “Cảm giác ra sao?” Vì khi đó họ sẽ phải ngưng lại một chút để suy nghĩ, và bạn sẽ nhận được một câu trả lời thú vị hơn.


Number four: Go with the flow. That means thoughts will come into your mind and you need to let them go out of your mind. We've heard interviews often in which a guest is talking for several minutes, and then the host comes back in and asks a question that seems like it comes out of nowhere, or it's already been answered. That means the host probably stopped listening two minutes ago because he thought of this really clever question, and he was just bound and determined to say that. And we do the exact same thing. We're sitting there having a conversation with someone, and then we remember that time that we met Hugh Jackman in a coffee shop. And we stop listening. Stories and ideas are going to come to you. You need to let them come and let them go.


Điều 4: Đi theo dòng chảy. Tức là suy nghĩ sẽ chảy vào đầu bạn và bạn cần học cách cho nó ra khỏi tâm trí bạn. Chúng ta thường nghe về những cuộc phỏng vấn mà khách mời nói trong hàng phút, rồi người dẫn chương trình quay lại và hỏi một câu nghe như từ đâu chui ra, hoặc đã được trả lời rồi. Có nghĩa là người dẫn chương trình đã ngừng lắng nghe từ 2 phút trước vì anh ta nghĩ ra một câu hỏi cực thông minh, nên anh ta quyết tâm phải hỏi được câu đó. Và chúng ta cũng làm y như vậy. Chúng ta ngồi đây nói chuyện với ai đó, và rồi nhớ tới cái lần ta gặp Hugh Jackman trong một tiệm cà phê. Và chúng ta ngừng lắng nghe. Câu chuyện và ý tưởng sẽ đến với bạn. Bạn cần học cách đón chúng đến và để chúng đi.


Number five: If you don't know, say that you don't know. Now, people on the radio, especially on NPR, are much more aware that they're going on the record, and so they're more careful about what they claim to be an expert in and what they claim to know for sure. Do that. Err, on the side of caution. The talk should not be cheap.


Điều 5: Nếu bạn không biết thì cứ nói là không biết. Những người trên radio, nhất là trên Đài phát thanh Quốc gia, sẽ ý thức rõ rằng họ đang được ghi âm, nên họ sẽ cẩn thận hơn trong việc nhận rằng mình là chuyên gia về cái gì và nói rằng họ biết rõ điều gì. Hãy làm thế. À, nhưng phải cẩn thận nhé. Đừng nói những câu chuyện rẻ tiền.


Number six: Don't equate your experience with theirs. If they're talking about having lost a family member, don't start talking about the time you lost a family member. If they're talking about the trouble they're having at work, don't tell them about how much you hate your job. It's not the same. It is never the same. All experiences are individual. And, more importantly, it is not about you. You don't need to take that moment to prove how amazing you are or how much you've suffered. Somebody asked Stephen Hawking once what his IQ was, and he said, “I have no idea. People who brag about their IQs are losers.” Conversations are not a promotional opportunity.


Điều 6: Đừng đánh đồng trải nghiệm của bạn với họ. Nếu họ nói về chuyện mất đi một người thân trong gia đình, đừng nhắc tới cái lần bạn mất đi người thân. Nếu họ nói về những khó khăn họ gặp trong công việc, đừng nói với họ bạn ghét công việc của mình đến đâu. Không giống. Không bao giờ giống nhau. Mọi trải nghiệm đều là của mỗi cá nhân. Và quan trọng nữa là đây không phải chuyện của bạn. Bạn không cần lấy khoảnh khắc đó để chứng minh rằng bạn tuyệt vời đến đâu hay đã chịu khổ thế nào. Có người hỏi Stephen Hawking IQ của ông ấy cao bao nhiêu, và ông đáp: “Tôi không biết. Chỉ bọn ngốc mới khoe khoang về IQ.” Trò chuyện không phải lúc để quảng bá bản thân.

Number seven: Try not to repeat yourself. It's condescending, and it's really boring, and we tend to do it a lot. Especially in work conversations or in conversations with our kids, we have a point to make, so we just keep rephrasing it over and over. Don't do that. 


Điều 7: Cố đừng lặp lại lời mình nói. Như vậy là coi thường người khác, và chán ngắt, vậy mà chúng ta thường làm thế. Nhất là khi nói chuyện ở chỗ làm hoặc nói chuyện với con mình, chúng ta có điều cần làm rõ, nên ta cứ nhắc đi nhắc lại nó mãi. Đừng làm thế.


Number eight: Stay out of the weeds. Frankly, people don't care about the years, the names, the dates, all those details that you're struggling to come up with in your mind. They don't care. What they care about is you. They care about what you're like, what you have in common. So forget the details. Leave them out. 


Điều 8: Bỏ mấy chuyện thừa thãi. Nói thật, mọi người không quan tâm tới số năm, tên tuổi, ngày tháng, những chi tiết mà bạn cố nghĩ ra trong đầu đâu. Họ không quan tâm. Cái họ quan tâm là bạn. Họ quan tâm bạn là người như thế nào, hai bạn có điểm chung gì. Nên hãy quên các chi tiết đi. Vứt chúng đi.


Number nine: This is not the last one, but it is the most important one. Listen. I cannot tell you how many really important people have said that listening is perhaps the most, the number one most important skill that you could develop. Buddha said, and I'm paraphrasing, “If your mouth is open, you're not learning.” And Calvin Coolidge said, “No man ever listened to his way out of a job.” Why do we not listen to each other? Number one, we'd rather talk. When I'm talking, I'm in control. I don't have to hear anything I'm not interested in. I'm the center of attention. I can bolster my own identity. But there's another reason: We get distracted. The average person talks at about 225 words per minute, but we can listen to up to 500 words per minute. So our minds are filling in those other 275 words. And look, I know, it takes effort and energy to actually pay attention to someone, but if you can't do that, you're not in a conversation. You're just two people shouting out barely related sentences in the same place. You have to listen to one another. Stephen Covey said it very beautifully. He said, “Most of us don't listen with the intent to understand. We listen with the intent to reply.” 


Điều 9: Đây không phải điều cuối cùng, nhưng là điều quan trọng nhất. Hãy lắng nghe. Tôi không thể liệt kê hết đã có bao nhiêu người nổi tiếng bảo rằng lắng nghe có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể phát triển. Đức Phật nói, và tôi tóm tắt lại: “Nếu miệng đang mở thì không học được gì hết”. Và Calvin Coolidge nói: “Chưa ai chăm chú lắng nghe mà bị đuổi việc bao giờ.” Tại sao chúng ta không lắng nghe nhau? Một, ta thích nói hơn. Khi tôi nói, tôi nắm quyền kiểm soát. Tôi không phải nghe những gì mình không có hứng thú. Tôi là trung tâm của sự chú ý. Tôi có thể hình thành bản dạng của mình. Nhưng còn một lý do nữa: Ta bị xao lãng. Người bình thường nói 225 từ/phút, nhưng chúng ta có thể nghe tối đa 500 từ/phút. Vậy là tâm trí chúng ta lấp đầy chỗ trống 275 từ kia. Tôi biết là phải mất nhiều nỗ lực và năng lượng để thực sự chú ý đến người khác, nhưng nếu bạn không làm thế thì bạn chưa thực sự trò chuyện. Chỉ là hai người đang hét những câu chẳng liên quan gì nhau ở cùng một chỗ thôi. Bạn phải lắng nghe lẫn nhau. Stephen Covey đã nói rất hay. Ông nói: “Hầu hết chúng ta không lắng nghe để hiểu. Chúng ta lắng nghe để trả lời.


One more rule, number 10, and it's this one: Be brief. [A good conversation is like a miniskirt; short enough to retain interest, but long enough to cover the subject. – My Sister] 


Một luật nữa, điều 10, và đây: Hãy ngắn gọn. [Một cuộc trò chuyện hay giống như váy ngắn: đủ ngắn để gây hứng thú, nhưng đủ dài để bao gọn chủ đề. – Chị tôi]


All of this boils down to the same basic concept, and it is this one: Be interested in other people. You know, I grew up with a very famous grandfather, and there was kind of a ritual in my home. People would come over to talk to my grandparents, and after they would leave, my mother would come over to us, and she'd say, “Do you know who that was? She was the runner-up to Miss America. He was the mayor of Sacramento. She won a Pulitzer Prize. He's a Russian ballet dancer.” And I kind of grew up assuming everyone has some hidden, amazing thing about them. And honestly, I think it's what makes me a better host. I keep my mouth shut as often as I possibly can, I keep my mind open, I'm always prepared to be amazed, and I'm never disappointed. You do the same thing. Go out, talk to people, listen to people, and, most importantly, be prepared to be amazed. Thanks!


Tất cả những thứ này đều đề cập tới một điều cơ bản, và đó là: Hãy có hứng thú với người khác. Tôi lớn lên cùng một người ông rất nổi tiếng, và ở nhà tôi có một thông lệ thế này. Mọi người sẽ tới nhà tôi để nói chuyện với ông bà tôi, và sau khi họ về thì mẹ sẽ lại chỗ chúng tôi và nói: “Con có biết đó là ai không? Đó là Á quân cuộc thi Hoa hậu Mĩ. Ông ta là thị trưởng Sacramento. Cô ta thắng giải Pulitzer. Anh ta là vũ công ba lê người Nga.” Và tôi lớn lên với niềm tin rằng mỗi người đều có một điều tuyệt vời gì đó ẩn giấu trong họ. Và thú thật, tôi nghĩ đó là điều khiến tôi thành người dẫn chương trình giỏi hơn. Tôi giữ im lặng thường xuyên nhất có thể, tôi giữ cho đầu óc rộng mở, và tôi luôn sẵn sàng bị kinh ngạc, và tôi chưa bao giờ phải thất vọng. Bạn cũng làm vậy đi. Hãy ra ngoài, nói chuyện với mọi người, lắng nghe mọi người, và quan trọng nhất là phải sẵn sàng kinh ngạc. Cảm ơn!


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY