DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Trí tuệ cảm xúc (EQ) – Quyết định thành công và hạnh phúc của bạn

| 5815 lượt xem | Hồi Hoàng

Trí tuệ cảm xúc (EQ) – Quyết định thành công và hạnh phúc của bạn

Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

1. Trí tuệ xúc cảm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống và trong công việc.

Trí thông minh lý trí chưa đủ để quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như trong các mối quan hệ giao tiếp. Có chỉ số IQ cao là một lợi thế trong cuộc sống, nhưng lợi thế đó chỉ phát huy tốt khi được kết hợp với trí tuệ cảm xúc EQ. Vậy trí tuệ cảm xúc khác trí tuệ thông minh ở điểm nào

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn sống lạc quan, nhận biết bản thân muốn gì, biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu cảm xúc,  mong muốn  và quan điểm của người khác,  phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Từ đó, biết thông cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâmđến người khác nên có cuộc sống cởi mở và chân thànhdễ thích nghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua nghịch cảnh.

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người rất tinh tế, giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin…

Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân…

Đó là những người có Trí tuệ cảm xúc cao. Họ hiểu rất rõ về bản thân, kiểm soát được cảm xúc của chính mình, họ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khácvà xây dựng được các mối quan hệ tích cực.

Trong công việc, bạn cần dùng trí tuệ cảm xúc để hòa hợp và làm việc tốt với mọi người. Nếu để ý bạn sẽ thấy những người thành công chung quanh bạn là những người có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc. Hầu hết mọi người đều tin rằng cảm xúc là những phản ứng bộc phát và không thể kiểm soát.

Thật ra thì cảm xúc được tạo ra bởi những suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ của bạn được đưa ra dựa vào những dữ liệu đã có trong bộ não của bạn. Nếu bạn rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc, bạn chắc chắn sẽ thành công hơn. Nếu bạn muốn có cảm xúc tốt hãy liên tục học hỏi ở những môi trường tích cực và đọc những cuốn sách về hạt giống tâm hồn và câu chuyện của những người thành công giàu lòng nhân ái.

2. Vậy, trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn, hiểu những gì người khác nói với bạn, và hiểu được cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến người xung quanh bạn như thế nào. Trí tuệ cảm xúc còn liên quan đến nhận thức của bạn về người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của họ, điều này cho phép bạn quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ gửi e-mail, mọi người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ cáu giận bực bội.

3. Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng có năm yếu tố để xác định trí tuệ cảm xúc:

- Hiểu rõ bản thân: Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ.

Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

- Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình trở nên quá giận dữ , không có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ.

Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

- Giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài. Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả.

- Biết cảm thông: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc.

Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực.

 - Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có các kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành công của mình trước tiên. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

Trí tuệ cảm xúc có thể là chìa khóa để thành công trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong sự nghiệp. Khả năng quản lý con người và mối quan hệ là rất quan trọng đối với tất cả các nhà lãnh đạo.

4. Vậy làm thế nào để cải thiện và nâng trí tuệ cảm xúc của bạn?

Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện và phát triển. Bạn có thể sử dụng những lời khuyên dưới đây:

- Chú ý cách bạn phản ứng với mọi người. Bạn có vội vàng phán xét trước khi biết tất cả mọi việc?Bạn có đánh giá vấn đề một cách rập khuôn?

Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác, cởi mở hơn và chấp nhận các quan điểm và nhu cầu của họ.

Quan sát môi trường làm việc. Bạn có luôn muốn mọi người chú ý đến thành tích của bạn? Khiêm tốn có thể là một phẩm chất tuyệt vời, điều đó không có nghĩa là bạn nhút nhát hay thiếu tự tin.

Khi bạn tỏ ra khiêm tốn tức là bạn biết rõ những gì bạn đã làm, và bạn có thể tự tin về nó. Hãy cho người khác cơ hội để tỏa sáng – đừng quá lo lắng tìm kiếm sự tán dương cho bản thân.

- Tự đánh giá bản thân. Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có sẵn sàng chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo và bạn có thể làm gì đó để trở nên tốt hơn?

Can đảm  nhìn vào chính mình một cách trung thực – điều đó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

- Xem xét cách bạn phản ứng với sự căng thẳng. Bạn có khó chịu mỗi khi có sự chậm trễ hoặc điều gì đó không diễn ra theo cách bạn muốn? Bạn có đổ lỗi hay giận dữ  với người khác ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ?

Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn luôn được đánh giá cao trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống.

- Chịu trách nhiệm về hành động của bạn. Nếu bạn làm tổn thương ai đó, hãy xin lỗi trực tiếp – đừng lảng tránh. Người ta thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu bạn thật sự muốn sửa chữa lỗi lầm.

Suy xét việc bạn làm sẽ ảnh hưởng đến những người khác như thế nào trước khi hành động. Nếu quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm điều này? Bạn có muốn cảm thấy như vậy? Nếu bạn buộc phải làm thế, bạn sẽ làm thế nào để giúp họ đương đầu với những ảnh hưởng đó?

Bên cạnh trí thông minh, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn dễ dàng tạo dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và đạt được thành công trong cuộc sống. Nhiều người tin rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng như trí thông minh và hiện nay, những bài kiểm tra về trí tuệ cảm xúc đang được nhiều công ty sử dụng trong việc tuyển dụng nhân sự.

Trong cuộc sống cũng như công việc, không phải lúc nào con người ta cũng chỉ dùng đến các kỹ năng để giao tiếp, ứng xử với người khác mà yếu tố cảm xúc cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng tốt trí tuệ cảm xúc sẽ giúp các nhà lãnh đạo có cách thức quản lý hiệu quả hơn và giúp nhân viên có được môi trường làm việc thoải mái để đạt được kết quả cao nhất trong công việc.

Nguồn : Quantrilanhdao.vn