DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 5.20: Cách để đưa ra quyết định nhanh

| 3644 lượt xem | Thư viện số 100 năm


 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

HOW TO MAKE FASTER DECISIONS?

CÁCH ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH NHANH

You're probably familiar with FOMO.[This guy invented the term] That's short for “Fear Of Missing Out.” It's that feeling you get when it seems everyone else is doing something better than what you're doing now. But there's another FO you need to know about, and it's far more dangerous. It's called FOBO, and it's short for “Fear Of a Better Option.” [The Way We Work]


Có thể bạn đã biết đến từ NSBBR rồi [Anh ta đã sáng chế ra từ đó]. Đó là viết tắt của “Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi”. Đó là cảm giác bạn có khi thấy có vẻ mọi người đều đang làm gì đó tốt hơn những gì bạn đang làm bây giờ. Nhưng có một NS khác mà bạn nên biết, và nó nguy hiểm hơn nhiều. Nó được gọi là NSCLCTH, viết tắt của “Nỗi Sợ Có Lựa Chọn Tốt Hơn”. [Cách Chúng Ta Làm Việc]


We live in a world of overwhelming choice. Even decisions that used to be simple, like choosing a restaurant or making everyday purchases, are now fraught with overanalysis. Technology has only made the issue more pronounced. If you want to buy a pair of white shoelaces online, you have to sort through thousands of items and read through hundreds of reviews. That's an astounding amount of information to process to just buy two pieces of string that cost less than your morning latte. Chances are you've experienced FOBO when you've struggled to choose just one from a group of perfectly acceptable outcomes. It's a symptom of a culture that sees value in collecting and preserving as many options as possible.

Chúng ta sống trong một thế giới có quá nhiều lựa chọn. Kể cả những lựa chọn đã từng đơn giản như chọn nhà hàng hoặc mua sắm hằng ngày giờ cũng khiến bạn phân tích quá mức. Công nghệ chỉ khiến vấn đề tệ hơn. Nếu bạn muốn mua một đôi dây giày trắng qua mạng, bạn sẽ phải lướt qua hàng ngàn món hàng và đọc hàng trăm nhận xét. Đó là một số lượnng thông tin quá lớn cần phải xử lý mà chỉ để mua hai sợi dây còn rẻ hơn ly latte buổi sáng của bạn. Có thể bạn đã trải qua NSCLCTH khi bạn thấy khó khăn trong việc chọn một lựa chọn trong một nhóm các lựa chọn hoàn toàn chấp nhận được. Đây là triệu chứng của một nền văn hoá xem việc thu thập và tích trữ càng nhiều lựa chọn càng tốt là có giá trị


You might wonder why all of this is so bad. It seems counterintuitive. Shouldn't it be a privilege to have so many good options to choose from? The problem is, FOBO induces such severe analysis paralysis that it can negatively impact both your personal and professional life. When you can't make decisions with conviction, you waste precious time and energy.


Có thể bạn tự hỏi sao chuyện này tệ tới vậy. Nghe có vẻ hơi ngược. Không phải việc có được nhiều lựa chọn tốt để chọn là một đặc ân sao? Vấn đề là, NSCLCTH khiến bạn bị tê liệt phân tích nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng xấu lên cả công việc và đời sống cá nhân của bạn. Khi bạn không thể quyết định quả quyết, bạn lãng phí rất nhiều thời gian và năng lượng quý giá.


Luckily, there is a way to overcome FOBO. Here's a secret. With any decision you make, you first have to determine the stakes, as this will inform your decision-making strategy. When it comes down to it, you only really face three types of decisions in life: high stakes, low stakes, and no stakes. 


May là, có một cách để vượt qua NSCLCTH. Bí quyết là đây. Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, trước hết bạn phải xét về rủi ro của nó, vì nó sẽ  giúp bạn đưa ra chiến lược quyết định. Nói gọn thì bạn chỉ cần phải đối mặt với ba kiểu quyết định trong đời thôi: rủi ro cao, rủi ro thấp và không có rủi ro. 


Let's start with no-stakes decisions. These are the minor details of life, where there is almost never an incorrect answer, and in a few hours, you won't even remember making the decision. A good example of this is choosing what to watch on TV. With thousands of shows, it's easy to get overwhelmed, yet no matter what you pick, the consequences are basically nonexistent. So spending more than a few moments on FOBO is a massive waste of energy. You just need to move on. When it comes to no-stakes decisions, the key is to outsource them to the universe. For example, you can whittle down your choices to just two and then flip a coin. Or try my personal favorite -- ask the watch. Assign each one of your choices to one half of your watch, then let the second hand tell you what you're going to do. Looks like I'll be having the fish.


Hãy bắt đầu với quyết định không rủi ro. Đây là những chi tiết nhỏ trong đời, hầu như không có câu trả lời sai, và chỉ sau vài tiếng, bạn thậm chí sẽ không nhớ đã đưa ra quyết định đó. Một ví dụ hay cho việc này là chọn xem nên coi gì trên TV. Với cả ngàn chương trình, rất dễ bị choáng ngợp, nhưng dù bạn có chọn chương trình nào thì cũng gần như chẳng có hậu quả gì cả. Thế nên tốn nhiều thời gian vì NSCLCTH là rất lãng phí năng lượng. Chỉ cần bạn làm đại là được. Với những lựa chọn không rủi ro thì tốt nhất là để vũ trụ đưa ra lời khuyên giùm bạn. Ví dụ, bạn có thể lọc bớt để chỉ còn hai lựa chọn rồi thảy đồng xu. Hoặc thử cách ưa thích của tôi xem – hỏi đồng hồ. Gán mỗi lựa chọn của bạn vào một nửa của mặt đồng hồ, rồi để cho cây kim giây cho biết bạn sẽ làm gì. Có vẻ như tôi sẽ được ăn cá rồi


That brings us to low-stakes decisions. These have consequences, but none are earth-shattering, and there are plenty of acceptable outcomes. Many routine things at work, like purchasing a printer, booking a hotel, or choosing between possible venues for an off-site are classically low-stakes in nature. Some thinking is required, but these aren't make-or-break deliberations, and you'll probably forget about them in a few weeks. Here, you can also outsource decision-making, but you want some critical thinking involved, as there are some stakes. This time, you'll outsource to a person. Set some basic criteria, select someone to present a recommendation, and then take their advice. Make sure to avoid the temptation to canvass. Your goal is to clear your plate, not to kick the can down the road.


Rồi chúng ta đến lựa chọn rủi ro thấp. Chúng có hậu quả, nhưng không kinh thiên động địa, và có rất nhiều kết quả chấp nhận được. Nhiều thứ thường làm tại chỗ làm, như mua một cái máy in, đặt phòng khách sạn hay chọn địa điểm phù hợp cho một sự kiện ngoài công ty đều về bản chất là rủi ro thấp. Bạn cần suy nghĩ một chút, nhưng những lựa chọn này không phải sinh tử, và có thể bạn sẽ quên chúng sau vài tuần. Ở đây, bạn cũng có thể xin lời khuyên để quyết định, nhưng bạn nên tư duy phản biện một chút, vì có vài rủi ro. Lần này, bạn sẽ xin lời khuyên từ một người khác. Đưa ra một số điều kiện cơ bản, chọn ai đó để đưa ra một lựa chọn cho bạn, rồi nghe theo lời khuyên của người đó. Nhớ tránh khỏi cám dỗ của việc ôm hết các lựa chọn vào người. Mục đích của bạn là chọn cho nhanh chứ không phải lần nữa.


Now that you tackled low-stakes and no-stakes decisions, you've created the space and time you'll need to handle high-stakes decisions. These are things like “which house should I buy” or “which job should I accept.” Since the stakes are high and there are long-term implications, you absolutely want to get it right. Before we get to work, let's establish a few basic principles to guide you through the process.


Giờ bạn đã giải quyết xong quyết định rủi ro thấp và không rủi ro thì bạn có được không gian và thời gian cần thiết để xử lý các quyết định rủi ro cao. Chúng là những thứ như “nên mua nhà nào” hay “nên nhận công việc nào”. Vì các rủi ro rất cao và có ảnh hưởng lâu dài, bạn nhất định sẽ muốn lựa chọn đúng. Trước khi bắt đầu, hãy đặt ra một số quy tắc cơ bản để hướng dẫn bạn trong quá trình.


First, think about what really matters to you, and set your criteria accordingly. Second, gather the relevant facts. Make sure you collect data about all of the options, so you can be confident that you're truly making an informed decision. And third, remember that FOBO, by nature, comes when you struggle to choose just one from a group of perfectly acceptable options. So no matter what you choose, you can rest assured that the downside is limited.


Đầu tiên, nghĩ về những điều quan trọng nhất với bạn, và đặt điều kiện đúng như thế. Thứ hai, thu thập các sự thật có liên quan. Hãy đảm bảo bạn thu thập dữ liệu về tất cả các lựa chọn, để bạn có thể tự tin rằng bạn đang đưa ra quyết định có cơ sở. Và thứ ba, hãy nhớ rằng NSCLCTH có bản chất là chỉ đến khi bạn gặp khó khăn trong việc chọn một từ các lựa chọn hoàn toàn thích hợp. Nên dù có chọn cái nào thì bạn cũng cứ yên tâm là rủi ro đã ở mức thấp nhất.


Now that you've established some ground rules, the process can begin. Start by identifying a front-runner based on your intuition, then compare each of your options head-to-head with the front-runner, one-by-one. Each time, choose the better of the two based on the criteria and discard the other one. Here's the trick to avoiding FOBO. When you eliminate an option, it's gone forever. If you keep returning to discarded options, you risk getting stuck. Now repeat this process until you get down to one final choice. If you follow this system, you will usually end up with a decision on your own.


Giờ khi đã đặt ra một số luật lệ cơ bản, bạn có thể bắt đầu quá trình. Bắt đầu bằng việc chọn ra quyết định tốt nhất theo trực giác của bạn, rồi so sánh chi tiết mỗi lựa chọn với cái tốt nhất, từng cái một. Mỗi lần, hãy lấy lựa chọn tốt hơn trong hai cái dựa trên điều kiện, và bỏ đi cái còn lại. Đây là bí quyết để tránh NSCLCTH. Khi bạn loại bỏ một lựa chọn, nó sẽ biến mất vĩnh viễn. Nếu bạn cứ quay lại với những lựa chọn bị bỏ rơi thì bạn có nguy cơ bị mắc kẹt. Rồi tiếp tục quá trình này tới khi bạn chỉ còn một lựa chọn cuối cùng. Nếu bạn đi theo hệ thống này, rồi bạn sẽ có được một lựa chọn cho riêng mình.


On the rare occasion that you get stuck, you will outsource the final decision to a small group of qualified people who you trust and who are equipped to provide you with guidance on this particular topic. Engage a group of five or less, ideally an odd number of people so that you have a built-in tiebreaker if you need it. Now that you've made your choice, one last challenge remains. You have to commit. I can't promise you that you'll ever truly know if you've made the perfect decision, but I can tell you this: a significant percentage of people in the world will never have to worry about FOBO. Unlike the billions of people who have few options, if any, due to war, poverty, or illness, you have plentiful opportunities to live decisively. You may not get everything you want, but the mere fact you get to decide is powerful. In fact, it's a gift. Make the most of it. 


Còn chẳng may bạn bị mắc kẹt, bạn sẽ xin lời khuyên để đưa ra quyết định cuối cùng từ một nhóm ít những người có tiêu chuẩn mà bạn tin tưởng và có thể hướng dẫn bạn ở vấn đề cụ thể này. Hãy gộp một nhóm khoảng 5 người hoặc ít hơn, lý tưởng nhất là một nhóm người lẻ để bạn có thể có người đứng ra giảng hoà nếu cần. Giờ bạn đã đưa ra lựa chọn rồi thì còn một thử thách cuối cùng. Bạn phải thực hiện. Tôi không thể hứa rằng bạn sẽ thực sự biết rằng mình đã đưa ra lựa chọn hoàn hảo, nhưng tôi có thể nói cho bạn điều này: có một số lượng người đáng kể trên thế giới không bao giờ phải nghĩ đến NSCLCTH. Không như hàng tỉ người có rất ít lựa chọn, nếu có, do chiến tranh, nghèo đói hay bệnh tật, bạn có rất nhiều lựa chọn để sống theo quyết định. Có thể bạn không đạt được mọi thứ mình muốn, nhưng chỉ việc bạn có thể lựa chọn đã là rất tốt rồi. Thật ra, đó là một món quà đấy. Hãy tận dụng nó.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY