DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 9.10: Cách để thực hành tự yêu thương chính mình

| 2085 lượt xem | Thư viện số 100 năm

 
 


Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

HOW TO LOVE YOURSELF: 7 HABITS FOR SELF-LOVE

CÁCH ĐỂ THỰC HÀNH TỰ YÊU THƯƠNG CHÍNH MÌNH

Hey everyone, and welcome to TopThink. Today, we're going to learn about how to love yourself: Seven habits for self-love. 


Now, let's begin. 


Chào mọi người, chào mừng đến với TopThink. Hôm nay, chúng ta sẽ học cách để yêu bản thân: 7 thói quen để tự yêu bản thân.


Giờ thì bắt đầu thôi.


Number one: Respect your boundaries. Do you know your limits? When you're tired, overworked, and unmotivated, do you have the self-discipline to say no, to step away from your work? Boundaries are difficult to preserve with friends, with work, and with your bad habits. You try to set boundaries, but it's easy to let yourself slip. Imagine you've been working on a big project, you've poured hours and hours into your work, but no matter what you do, the final product just never feels good enough. You keep tweaking and analyzing and overthinking your work. You doubt and criticize yourself. But, at some point, you just have to stop. At some point, you have to step back and say, “You know what? I've done enough. I did the best I could do, but I can't work anymore.” This is a boundary that you set for yourself. It's your responsibility to recognize when you're pushing yourself too hard and thinking too much. When you reach your limit, it's also your responsibility to give yourself a break. That's what it means to love and care for yourself: you respect your productivity, but you also respect your boundaries. You are your own person with your own work ethic and your own limits. You may not be able to do as much as someone else. They may have larger, loftier limits than you do, but that doesn't make your boundaries any less important. By preserving your boundaries, you learn to respect and understand what you're capable of, and that creates a sense of pride in what you've accomplished. Set boundaries in every aspect of your life, give yourself minimums and maximums, and listen to what your mind and your body are telling you. And when you feel like enough's enough, then forgive yourself and step away. 


Điều 1: Tôn trọng giới hạn của mình. Bạn có biết giới hạn của mình không? Khi bạn mệt mỏi, làm việc quá nhiều, và không có động lực, bạn có tự kỷ luật đủ để nói không và bước khỏi công việc không? Rất khó giữ được giới hạn với bạn bè, với công việc, và với những thói quen xấu của bạn. Bạn cố đặt ra giới hạn, nhưng rất dễ để bản thân trượt ngã. Hãy tưởng tượng bạn đang làm một dự án lớn, bạn đã dành hàng giờ để làm việc, nhưng dù bạn có làm gì thì sản phẩm cuối cùng trông vẫn không đủ hoàn hảo. Bạn cứ chỉnh sửa, phân tích, và nghĩ quá nhiều về công việc. Bạn tự nghi ngờ và phê bình bản thân. Nhưng đến một lúc nào đó thì bạn phải dừng lại đi. Đến lúc nào đó, bạn phải lùi lại và nói: “Biết sao không? Tôi đã làm đủ rồi. Tôi đã làm hết sức có thể, nhưng tôi không thể làm việc nổi nữa.” Đây là một giới hạn bạn tự đặt ra cho bản thân mình. Bạn có trách nhiệm nhận ra khi nào bạn đang ép bản thân quá mức và nghĩ quá nhiều. Khi bạn đã đạt tới giới hạn thì bạn cũng có trách nhiệm cho bản thân nghỉ ngơi. Đó chính là ý nghĩa của việc yêu thương và chăm sóc bản thân: bạn tôn trọng năng suất của mình, nhưng cũng tôn trọng giới hạn mình có. Bạn là một con người độc lập với nguyên lý làm việc và giới hạn riêng. Có thể bạn sẽ không làm được nhiều như người khác. Có thể họ có giới hạn lớn hơn và nhiều hơn bạn, nhưng không có nghĩa là giới hạn của bạn không quan trọng. Bằng cách giữ giới hạn của mình, bạn sẽ học cách tôn trọng và hiểu được bạn có thể làm gì, tạo ra cảm giác tự hào về những gì bạn đã đạt được. Hãy đặt ra giới hạn cho mọi khía cạnh cuộc đời mình, cho bản thân giới hạn tối thiểu và tối đa, và lắng nghe tâm trí và cơ thể đang nói gì với bạn. Và khi bạn cảm thấy là đã quá đủ rồi, thì hãy tha thứ cho bản thân và bước lùi lại.


Number two: Trust your instincts. Your inner self is a powerful force that you ignore far too often. Some people call the inner self “the gut” or “the voice in your head”. Whatever you call it, your inner self is a combination of your instincts, your experiences, and your core values. It's a raw representation of who you are and what you want. So, most of the time, your inner self knows exactly what you need to do. But there's a catch: your inner self doesn't work, unless you put faith in your instincts. Many people struggle with indecision. They procrastinate their choices because they just don't trust themselves to know what's right. You may rely on others to make decisions for you, all because you don't trust yourself. This deep distrust may stem from a deficit of self-confidence and trust, which psychologists call self-efficacy. If you lack self-efficacy, you don't believe in your ability to decide, perform, or succeed. You can do all those things and you can do them well, but only if you have faith in yourself. Like everything on this list, self-efficacy doesn't happen overnight. It takes a long time to trust yourself, just like it takes time to trust another person. So, get in the habit of using your instincts, wear the clothes that jump out at you, make small snap decisions, empower your inner self, and believe in your ability to lead your life. 


Điều 2: Tin vào bản năng. Con người bên trong của bạn là một nguồn lực mạnh mẽ mà bạn hay làm lơ. Nhiều người gọi con người bên trong là “ruột” hay “giọng nói trong đầu”. Dù bạn có gọi là gì thì con người bên trong của bạn là sự kết hợp giữa bản năng, trải nghiệm, và những giá trị cốt lõi của bạn. Nó là bản thể thô sơ nhất của con người bạn và những gì bạn muốn. Nên thường thì con người bên trong của bạn sẽ biết chắc chắn bạn cần làm gì. Nhưng có vấn đề: con người bên trong sẽ không làm gì được nếu bạn không tin vào bản năng. Nhiều người thấy khó khăn trong việc quyết định. Họ trì hoãn lựa chọn của mình vì họ không tin rằng bản thân biết cái gì là đúng. Bạn có thể phụ thuộc vào người khác và để họ quyết định giùm, chỉ vì bạn không tin vào bản thân. Sự hoài nghi sâu sắc này có thể bắt nguồn từ việc thiếu tự tin và tin tưởng bản thân, mà các nhà tâm lý gọi là năng lực bản thân. Nếu bạn thiếu tự tin vào năng lực bản thân, bạn sẽ không tin bản thân có khả năng quyết định, làm việc, hay thành công. Bạn có thể làm tất cả những thứ đó và làm tốt nữa, nhưng chỉ khi có niềm tin vào bản thân. Như mọi thứ trong danh sách này, sự tự tin vào năng lực bản thân sẽ không xuất hiện ngay. Cần có thời gian để tin tưởng bản thân, cũng như cần có thời gian tin tưởng người khác. Nên hãy tập thói quen dùng bản năng, mặc bộ đồ mà bạn thấy hợp nhất, đưa ra những quyết định nhỏ tức thời, củng cố con người bên trong, và tin vào khả năng tự quyết định cuộc đời của bạn.


Number three: Self-care routines. Do you have a self-care routine? When you hear the phrase “self-care”, you might think of cleaning, grooming, and morning rituals, but a self-care routine is any combination of habits that help you feel calm, comfortable, and happy. In other words, it's a ritual that reminds you to enjoy the life you're living. These important rituals look different for each and every person. For creative types, you might feel happiest when you're inspired and free to create. You may populate your self-care routine with artistic outlets and introspective silence. For people struggling with stress, you might rely on your self-care routine to unravel the tension in your everyday life. You may fall back on meditative or relaxing activities to keep your mind at ease. There's a self-care routine for everyone, each routine is unique to your lifestyle, your preferences, and your goals. It may take a bit of trial and error, but over time, you'll find a self-care routine that's personal to you.  


Điều 3: Chăm sóc bản thân. Bạn có thói quen chăm sóc bản thân không? Khi nghe tới “chăm sóc bản thân”, chắc bạn nghĩ tới việc tắm rửa, chải chuốt vào buổi sáng, nhưng chăm sóc bản thân là mọi tập hợp những thói quen giúp bạn thấy điềm tĩnh, thoải mái, và hạnh phúc. Nói cách khác, đây là thói quen nhắc bạn hãy tận hưởng cuộc đời đang sống. Những thói quen quan trọng này sẽ khác biệt với từng người. Với kiểu người sáng tạo, có thể bạn thấy hạnh phúc nhất khi có cảm hứng và tự do sáng tạo. Có thể bạn tập trung chăm sóc bản thân với các hoạt động nghệ thuật và tâm hồn lặng yên. Với những người bị căng thẳng, có thể bạn sẽ phụ thuộc vào việc chăm sóc bản thân để giải tỏa căng thẳng mỗi ngày. Bạn có thể thiền hoặc làm những hoạt động thư giãn để giúp tâm trí điềm tĩnh. Mỗi người đều có một cách chăm sóc bản thân, mỗi cách là tuỳ vào lối sống, sở thích và mục tiêu của bạn. Chắc bạn sẽ phải thử nhiều lần, nhưng theo thời gian, bạn sẽ tìm được thói quen chăm sóc bản thân phù hợp với mình.


Number four: Find your intention. What is your intention? An intention is different from a goal or a dream. Your intention gives your actions, words, and decisions a greater purpose or meaning. It's a guiding light that you'll use throughout your entire life, because people who live with intention, with purpose and meaning, are proud of the life they lead. But what does a purpose or intention look like? Your purpose may be to make the world a better place, you might find meaning by helping other people or creating something from nothing. Whatever your intention is, use that intention to understand the direction your life is headed. Are you choosing to fulfill your intention? Did you make the world a better place today? Did you help someone in need or create something new? As long as you fulfill your intention, you know that every day is valuable and well-lived. So take a few minutes to set your intention. What drives you? Where do you find meaning? It's okay if you don't know. For most people, their intentions are vague at first. It takes time, practice, and careful reflection to discover what gives your life meaning, so don't worry if your intention isn't set in stone. Your purpose may change dozens of times in your life, but as long as you're following your intention, you can love the person and the life you've created.  


Điều 4: Tìm ý định của bạn. Ý định của bạn là gì? Ý định sẽ khác với mục tiêu hay giấc mơ. Ý định mang lại mục đích hoặc ý nghĩa lớn hơn cho hành động, lời nói và những quyết định của bạn. Đây là ánh sáng dẫn đường mà bạn sẽ đi theo trong suốt cuộc đời, vì những ai sống với ý định, với mục đích và ý nghĩa sẽ tự hào với cuộc đời họ có. Nhưng mục đích hay ý định trông như thế nào? Mục đích của bạn có thể là biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn, có thể bạn sẽ thấy ý nghĩa trong việc giúp đỡ người khác hoặc tạo ra một thứ gì đó từ hư vô. Bất kể ý định của bạn là gì, hãy dùng nó để hiểu được hướng đi của cuộc đời bạn. Bạn đang chọn cách thực hiện ý định của mình ư? Hôm nay bạn đã làm thế giới tốt đẹp hơn chưa? Bạn đã giúp ai đó khó khăn hay tạo ra điều gì đó mới chưa? Miễn là bạn thực hiện ý định của mình thì bạn sẽ thấy mỗi ngày đều quý giá và đáng sống. Nên hãy dành vài phút để tìm ra ý định. Thứ gì thúc đẩy bạn? Bạn tìm thấy ý nghĩa ở đâu? Với hầu hết mọi người thì ban đầu ý định của họ không rõ ràng. Cần phải có thời gian, tập luyện, và xét lại cẩn thận thì mới phát hiện được điều gì mang lại ý nghĩa cho cuộc đời bạn, nên đừng lo nếu ý định của bạn chưa rõ ràng ngay. Mục đích của bạn có thể thay đổi nhiều lần trong đời, nhưng miễn bạn đang đi theo ý định thì bạn có thể yêu con người và cuộc sống mà bạn đã tạo ra.


Number five: Need-based decisions. Can you control your impulses? Most people are governed by rash, emotional thinking. They make their decisions on the spot, and they look back on those decisions with frustration and regret. But what does your decision-making have to do with self-love? Often times, we struggle to love ourselves because our identities are clouded by wants, wishes, and uncontrollable impulses. You may feel like you don't know who you are because your decisions aren't really yours. To practice self-love, prioritize your needs over your wants. You may want to buy a bigger TV, you may crave an expensive vacation, but do you need either of those things? By framing your decisions in terms of need, you empower yourself to make good choices, choices that you can be proud of in the future. Not only is this good for your bank account, it's an important source of personal growth. When you make need-based decisions, your sense of self becomes stronger, you get a better understanding of who you are by carefully analyzing what you need in your life. As your sense of self grows, your confidence and self-esteem will follow. You'll learn to stay true to yourself in difficult moments when others might crumble and give in. It all starts with a few good choices. Suppress your wants, vices, and negative patterns, then look deeper at the things that you need, because you may discover a strength you never knew you had.


Điều 5: Quyết định theo nhu cầu. Bạn có kiểm soát được sự tuỳ hứng của mình không? Hầu hết mọi người đều suy nghĩ nóng vội và cảm tính. Họ quyết định ngay tại chỗ và nhìn lại các quyết định đó trong tức giận và hối hận. Nhưng việc ra quyết định thì có liên quan gì đến yêu bản thân? Đó là vì ta thường thấy khó yêu bản thân do bản dạng của chúng ta bị lấp đầy bởi ham muốn, ước muốn, và sự tuỳ hứng không thể kiểm soát. Có thể bạn cảm thấy không biết mình là ai vì những quyết định của bạn không thực sự là của bạn. Để tập yêu bản thân, hãy ưu tiên nhu cầu thay vì ham muốn của bạn. Bạn muốn mua cái TV lớn hơn, bạn muốn đi du lịch ở nơi đắt tiền, nhưng bạn có cần cái nào trong hai cái đó không? Khi đưa ra quyết định theo nhu cầu, bạn sẽ có sức mạnh đưa ra lựa chọn đúng, những lựa chọn mà bạn sẽ thấy tự hào trong tương lai. Điều này không chỉ giúp cho tài khoản ngân hàng của bạn mà còn là cội nguồn quan trọng để tự phát triển. Khi bạn đưa ra quyết định theo nhu cầu, ý thức về bản thân của bạn sẽ tăng lên, bạn hiểu được bản thân là ai tốt hơn qua việc cẩn thận phân tích xem bạn cần gì trong đời. Khi ý thức bản thân lớn lên thì lòng tự tin và tự trọng của bạn cũng tăng theo. Bạn sẽ học cách giữ được bản thân trong các tình huống khó khăn có thể khiến người khác chùn bước và bỏ cuộc. Tất cả đều bắt đầu bằng những lựa chọn tốt. Hãy kìm nén ham muốn, thói quen xấu và tiêu cực, rồi xem xét kỹ lại những gì bạn cần, vì có thể bạn sẽ phát hiện một sức mạnh mà bạn không biết là mình có.


Number six: Shrink your world. Your world is larger than ever before. Social media exposes your life to millions of friends, fans, and critics. Your devices overwhelm you with alerts, stories, and updates unrelated to you or your environment. Wherever you go, you're bogged down by the weight of the world, a burden too heavy for any one person to carry. That burden creates stress, insecurity, and fear. You may compare yourself to people living entirely different lives, you may try to impress people that you'll never ever meet, your life may be engulfed by this demanding social network. You may spend so much time worrying about the outside world, you may neglect the life you're living. When you start neglecting yourself, you forget how to love and appreciate the person that you've become. So before you can love yourself, you have to pay attention to yourself. You have to prioritize yourself and listen to yourself. To do that, you have to shrink your world. You have to make room for yourself in your own life. Right now, the outside world is attacking you from every angle, so there isn't much space for yourself. To practice self-love, take a break from social media, spend less time worrying about solving the world's problems, and worry about solving your own. Don't change yourself in fear of what people might say, change yourself because you want to grow, learn and improve. In other words, remove the weight of the entire world from your shoulders, take a break from the lives of others, and focus on the life you're living right now.  


Điều 6: Thu nhỏ thế giới. Thế giới của bạn đang lớn hơn bao giờ hết. Mạng xã hội phơi bày cuộc đời bạn cho hàng triệu bạn bè, người hâm mộ và phê bình. Các thiết bị nhấn chìm bạn trong thông báo, chuyện ngắn, và những cập nhật không liên quan tới bạn hay môi trường của bạn. Dù bạn có đi đâu thì cũng bị kéo xuống bởi gánh nặng của thế giới, một gánh nặng quá lớn để gánh một mình. Gánh nặng đó sinh ra stress, cảm giác thiếu an toàn và sợ hãi. Có thể bạn sẽ so sánh mình với những người sống cuộc đời hoàn toàn khác, có thể bạn cố gây ấn tượng với những người mình sẽ không bao giờ gặp, cuộc đời bạn sẽ bị mạng xã hội đói ngấu này nuốt chửng. Bạn dành nhiều thời gian lo cho thế giới bên ngoài đến nỗi bỏ mặc cuộc đời mình đang sống. Khi bắt đầu bỏ mặc bản thân, bạn sẽ quên cách yêu và cảm kích con người mà bạn đã trở thành. Nên trước khi yêu bản thân, bạn phải chú ý tới bản thân đã. Bạn phải ưu tiên và lắng nghe bản thân. Để làm vậy, bạn phải thu nhỏ thế giới của mình lại. Bạn phải dành chỗ cho bản thân trong chính cuộc đời mình. Ngay bây giờ, thế giới bên ngoài đang tấn công bạn ở mọi góc độ, nên không có nhiều không gian cho bản thân. Để tập yêu bản thân, hãy tạm bỏ qua mạng xã hội, dành ít thời gian lo cho vấn đề của thế giới hơn, và lo giải quyết chuyện của bạn. Đừng thay đổi bản thân vì sợ lời người khác nói, hãy thay đổi vì bạn muốn phát triển, học hỏi và cải thiện bản thân. Nói cách khác, hãy bỏ đi gánh nặng của cả thế giới khỏi vai bạn, tạm gạt bỏ cuộc đời của người khác sang một bên, và tập trung vào cuộc đời mà bạn đang sống.


Number seven: Risky opportunities. The grass will always be greener if you spend your life waiting for the perfect opportunity. You'll find yourself just standing still because every opportunity has challenges, every chance requires risk, and every dream demands a leap of faith. So, if you want to love yourself, you must believe in your ability to overcome obstacles, you must capitalize on opportunities, not because you're certain you'll find success, but because you think you can rise to the occasion. In your life, one person will hold you back more than any other, and that person is you. Most of the time, you're the reason you run away, you're the reason you make excuses, and you grow angry with yourself because you know you could be doing better. Before you can love yourself, you have to become yourself. Don't be afraid to become the person you want to be.  Empower yourself to do better, practice taking risks, seize the next opportunity that comes your way, even if it isn't perfect, because many opportunities only come once. If you don't take advantage of them now, you may never have another chance. 


Điều 7: Những cơ hội rủi ro. Nếu bạn cứ dành thời gian đợi cơ hội tới thì chỉ là đứng núi này trông núi nọ suốt. Bạn sẽ thấy mình cứ đứng ì ra vì cơ hội nào cũng tồn tại rủi ro, mỗi cơ hội đều có thử thách, và mỗi ước mơ đều yêu cầu bạn thực hiện một bước nhảy niềm tin. Nên nếu bạn muốn yêu bản thân, bạn phải tin vào khả năng vượt qua thử thách của mình, bạn phải nhấn mạnh những cơ hội, không phải vì bạn tin chắc sẽ đạt được thành công, mà vì bạn tin rằng mình sẽ có thể tận dụng cơ hội đó. Trong cuộc đời, sẽ có một người kìm hãm bạn lại hơn tất cả những người khác, và đó là chính bạn. Hầu như chính bạn là lý do khiến bạn bỏ chạy, chính bạn là lý do để bạn viện cớ, và bạn nổi giận với bản thân vì bạn biết mình có thể làm tốt hơn. Trước khi có thể yêu bản thân, bạn phải trở thành bản thân đã. Đừng sợ việc trở thành con người mà bạn muốn trở thành. Hãy củng cố bản thân để có thể làm tốt hơn, tập chấp nhận rủi ro, chớp lấy cơ hội tiếp theo đến với bạn, kể cả khi nó không hoàn hảo, vì nhiều cơ hội chỉ đến một lần thôi. Nếu bạn không tận dụng chúng ngay bây giờ thì có thể bạn không bao giờ còn cơ hội nào nữa.


Hey, thank you for watching TopThinking! Be sure to subscribe, because more incredible content is on the way.


Cảm ơn các bạn đã xem TopThinking! Nhớ hãy theo dõi kênh nhé, vì còn nhiều nội dung hay sắp ra lò lắm.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY