DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 8.6: Cách để trở thành người cho đi

| 2392 lượt xem | Thư viện số 100 năm

 
 


Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

WHY YOU SHOULD BE A GIVER 

CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI DÁM CHO ĐI

I recently read the book Give and Take by author Adam Grant. When you're working on a team and a teammate asks you for a favor, what do you think of yourself? Do you think “What's in it for me?” or “If I help them, will they repay the favor?” or “I'd be happy to help and I don't expect anything in return”? In each personal or professional interaction, we can choose to be either a taker, a matcher, or a giver. We might be a giver at home with our kids, but we might be a matcher at work. However, when we meet someone new, we all have a particular preference for how we interact with that person. We might be overly cautious and choose to be a matcher. We may always look out for our best interest and choose to be a taker. Or we might default to being a giver, giving with an open heart with no strings attached.


Gần đây tôi vừa đọc cuốn Cho và Nhận của tác giả Adam Grant. Khi bạn làm việc nhóm và có người trong nhóm nhờ bạn một việc, bạn nghĩ gì trong đầu? Bạn nghĩ “Rồi tôi được nhận gì?” hay “Nếu giúp họ thì họ có giúp lại tôi không?” hay “Tôi sẵn sàng giúp đỡ và không mong được trả lại gì cả”? Khi giao tiếp cá nhân hay trong công việc, chúng ta đều có thể chọn làm người “nhận”, người “hoà” hay người “cho”. Có thể ở nhà với con mình thì ta là người “cho”, nhưng ở chỗ làm thì ta có thể là người “hoà”. Nhưng khi gặp một ai đó mới, ta sẽ muốn cư xử với họ theo một cách nhất định. Có thể chúng ta quá cảnh giác và chọn làm người “hoà”. Có thể ta luôn quan tâm tới lợi ích tối đa của bản thân và chọn làm người “nhận”. Hoặc ta có thể mặc định làm người “cho”, cho đi với tấm lòng rộng mở mà không vướng bận gì.


Author Adam Grant is a business professor at Wharton, and he wanted to know which default reciprocating style would most likely lead to long-term career success. To find the answer, he looked over scientific research that analyzed performances of givers, matchers, and takers. He found a study of 160 engineers in California, another study involving 600 medical students in Belgium. He even conducted his own study of salespeople in North Carolina to see who had the highest performance: givers, matchers, or takers. In these three studies and in many more studies, he found that a particular group of people always finished on top. These people were commonly referred to as being givers, giving with no strings attached and without keeping score. Medical students who gave the most had 11% higher grades, salespeople who were referred to as givers generated 50% more sales revenue for the company, and the engineers who gave the most had the best performance reviews.


Tác giả Adam Grant là giảng viên kinh tế tại Đại học Wharton, và ông muốn biết kiểu trao đổi mặc định nào sẽ có thể dẫn tới thành công sự nghiệp lâu dài cao nhất. Để tìm câu trả lời, ông đã xem những nghiên cứu khoa học phân tích hiệu suất của người “cho”, “hoà” và “nhận”. Ông tìm thấy một nghiên cứu về 160 kỹ sư tại California, một nghiên cứu khác gồm 600 sinh viên ngành Y tại Belgium. Ông thậm chí còn tự tổ chức một nghiên cứu về các nhân viên bán hàng ở Nam Carolina để xem ai có hiệu suất cao nhất: người “cho”, “hoà”, hay “nhận”. Trong 3 nghiên cứu đó và nhiều nghiên cứu khác nữa, ông đã thấy rằng một nhóm người luôn đứng đầu. Nhóm người này thường được gọi là người “cho”, cho đi mà không vướng bận và không tính toán. Sinh viên Y cho đi nhiều nhất có điểm cao hơn 11%, các nhân viên bán hàng được gọi là người “cho” mang lại doanh số bán hàng gấp 50% cho công ty, và các kỹ sư cho đi nhiều nhất thì được đánh giá cao nhất về hiệu suất làm việc.


So, if givers are at the top of the success ladder, then who's at the bottom? Givers. Adam found that separate groups of givers performed very poorly and were highly unsuccessful. In the study of engineers, a group of givers had the worst performance reviews. They had the most unfinished tasks, errors made, and deadlines missed. Those who gave with no strings attached either led the pack or were lagging far behind. So, what makes a difference between a successful and an unsuccessful giver, and how can you have the confidence to give freely without having to worry about your own success? 


Vậy nếu người “cho” đứng đầu cái thang thành công, thì ai đứng chót? Người “cho”. Adam thấy một nhóm người “cho: khác có hiệu suất rất tệ và cực kỳ thất bại. Trong nghiên cứu về các kỹ sư, một nhóm người “cho” bị đánh giá thấp nhất về hiệu suất. Họ có nhiều công việc chưa làm xong nhất, mắc lỗi nhiều nhất, và trễ hạn chót nhiều nhất. Những người cho đi không vướng bận thì hoặc dẫn đầu cả đàn, hoặc tụt lại sâu phía sau. Vậy đâu là sự khác biệt giữa một người “cho” thành công và không thành công, và làm sao để bạn có tự tin cho đi thoải mái mà không phải lo lắng về thành công của chính bạn?

 

It turns out that successful givers ask three core questions before freely offering their time. They ask “Why?”, “When?” and “For whom?” 


Hoá ra những người “cho” thành công sẽ hỏi 3 câu hỏi quan trọng trước khi sẵn lòng cho đi thời gian của họ. Họ hỏi “Tại sao?”, “Khi nào?” và “Cho ai?”


In one study, people documented their giving every day for two weeks. They noted what they gave and why they gave it. On some days, people gave because they thought it was important and they cared about the person that they're giving to. On other days, they gave out of duty or obligation. At the end of each day, they reported how energized they felt. On the days that people helped others out of a sense of enjoyment and purpose, they experienced significant gains in energy. And when they gave out of obligation or duty, they had a reduction in energy. So, why you give matters. Just giving for the sake of giving and doing it out of obligation will zap your energy and lead to givers burnout. Always have a strong “why” before you give freely. 


Trong một nghiên cứu, mỗi người ghi lại việc cho đi của họ mỗi ngày trong 2 tuần. Họ ghi lại đã cho đi cái gì và tại sao cho đi. Có vài ngày, họ cho đi vì họ nghĩ đó là điều quan trọng và họ quan tâm tới người mà họ đang cho đi. Trong những ngày khác, họ cho đi vì trách nhiệm hoặc nghĩa vụ. Cuối mỗi ngày, họ báo cáo mình cảm thấy năng lượng thế nào. Trong những ngày họ giúp người khác vì thích và có mục đích, họ trải nghiệm được sự tăng năng lượng cao hơn. Và khi họ cho đi vì nghĩa vụ hay trách nhiệm, họ cảm thấy bị sụt năng lượng. Nên lý do mà bạn cho đi rất quan trọng. Chỉ cho đi để mang tiếng là có cho và làm vậy vì nghĩa vụ sẽ rút cạn năng lượng của bạn và dẫn đến sự kiệt sức do cho đi quá nhiều. Phải luôn hỏi “tại sao” thật kĩ trước khi bạn thoải mái cho đi.


The second question that successful givers ask is “When?” In the book, Adam details a story of 17 engineers who were tasked with creating a laser printer under impossible time constraints. The engineers on the project reported that they could hardly get anything done between 9:00 and 5:00 because they were always giving away their time to focus on other people's problems. So, as an experiment, the engineers instituted a “no giving” time three days a week, from morning until noon. Outside of that time, engineers would freely give away their time to help others, but during that time, they would focus on their most important tasks. As a result, two-thirds of the team increased their productivity, and they were able to get the laser printer out on time, making it just the second time in the division's history that they released a product on time. When we freely give to others without blocking out time to focus on our most important tasks, we kill our productivity. We spend too much time advancing other people's agendas and not enough time advancing our own. It's important to strike an equilibrium between giving freely and giving to ourselves, otherwise we miss deadlines and we stay at the bottom of the success ladder. 


Câu hỏi thứ 2 mà người “cho” thành công hỏi là “Khi nào?” Trong cuốn sách, Adam kể chi tiết câu chuyện về 17 kỹ sư được giao nhiệm vụ tạo ra máy in laser trong thời gian rất gấp. Các kỹ sư trong dự án đó nói rằng họ gần như không thể làm xong gì giữa 9h sáng và 5h chiều vì họ luôn dành thời gian của mình để tập trung vào vấn đề của người khác. Nên, để thí nghiệm, các kỹ sư thử đặt ra thời gian “không cho đi” vào 3 ngày một tuần, từ sáng tới chiều. Ngoài thời gian đó, các kỹ sư sẽ thoải mái dành thời gian để giúp đỡ mọi người, nhưng trong thời gian đó, họ sẽ tập trung vào các công việc quan trọng nhất của mình. Kết quả là 2/3 kỹ sư trong nhóm đã tăng được năng suất của họ lên, và họ đã có thể chế tạo cái máy in laser kịp giờ, khiến đó là lần thứ 2 trong lịch sử của bộ phận đó họ trình xuất một sản phẩm đúng giờ. Khi chúng ta tự do cho đi người khác mà không dành thời gian để tập trung vào những công việc quan trọng nhất, chúng ta sẽ giết chết hiệu suất của mình. Chúng ta dành quá nhiều thời gian giúp sự nghiệp của người khác thăng tiến mà lại quá ít để thăng tiến sự nghiệp của chính mình. Ta rất cần dành ra một khoảng cân bằng giữa việc cho đi tự do và cho chính bản thân, nếu không chúng ta sẽ trễ hạn làm việc và vẫn mãi ở bậc cuối cùng của cái thang thành công.


A great giving strategy is to batch your giving. A psychologist at the University of California found that people who performed five random acts of kindness at random times throughout the week were significantly less happy than those that completed all five random acts of kindness at one time. Doing a bunch of nice things for people in a row makes the giving seem more significant to yourself. This increases your energy, your productivity, and your ability to help a team succeed. Therefore, block out time to give to yourself, and batch your giving for certain times of the day. Knowing when to give will ensure that you meet your deadlines and avoid falling to the bottom of the success ladder.


Một chiến thuật cho đi khá hay là gộp những lần bạn cho đi lại thành một. Một nhà tâm lý tại Đại học California phát hiện ra những ai thực hiện 5 hành động tử tế ngẫu nhiên tại thời gian ngẫu nhiên trong một tuần sẽ cảm thấy ít vui vẻ hơn hẳn những người thực hiện cả 5 hành động tử tế ngẫu nhiên đó cùng một lúc. Làm nhiều hành động tử tế cho người khác cùng lúc sẽ khiến bạn cảm thấy mình cho đi nhiều hơn. Nó làm tăng năng lượng, hiệu suất, và khả năng giúp cả nhóm thành công của bạn. Nên hãy dành thời gian cho bản thân, và gộp việc cho đi của bạn vào một thời điểm nhất định trong ngày. Biết được khi nào nên cho đi sẽ đảm bảo bạn luôn đúng hạn và tránh việc rơi xuống bậc chót của cái thang thành công.


Peter Debt, an Australian financial advisor, had a business partner named Rich. Rich was highly agreeable, and he appeared to be a giver. But over time, Rich revealed his true colors. Rich drew a hefty $300,000 salary from the company, and he showed up for work at 10 AM and went to the pub each afternoon. That left Peter to do all the work in their firm. Rich was taking advantage of Peter and many other people at the company. He was destroying the company's morale, and if Peter didn't do anything about it, he might lose his company. So Peter got crafty, and he decided to appeal to Rich’s interests, and offer him an opportunity to work on a special project in the entrepreneurial space, with the condition that he would report his progress every 90 days. After a few months, Peter was able to show the board that Rich wasn't making any progress, thus making it easy for the board to let him go. Like Peter, we must notice takers. Give them a chance to prove themselves as matchers or givers, but be willing to part ways if they don't prove themselves. A successful giver gives to benefit the greater good, but because takers only care about themselves, they don't pay the favor forward, and they don't benefit the greater good. They only benefit themselves.


Peter Debt, một cố vấn tài chính người Úc, có một cộng sự kinh doanh tên Rich. Rich rất dễ chịu, và gã có vẻ là người “cho”. Nhưng dần dần Rich để lộ bản chất thật. Rich rút một khoản lương tận 300 ngàn đô từ công ty, và tận 10 giờ gã mới đến công ty và chiều nào cũng ra quán rượu. Thế là Peter phải làm hết mọi việc trong công ty. Rich đang lợi dụng Peter và nhiều người khác trong công ty. Gã đang hủy hoại động lực của công ty, và nếu Peter không làm gì về điều đó thì có thể anh sẽ mất công ty của mình. Thế là Peter hành động, và anh quyết định lợi dụng ý thích của Rich, và cho gã cơ hội làm việc trong một dự án ở lĩnh vực hàng không vũ trụ, với điều kiện là gã phải báo cáo lại quá trình của mình trong mỗi 90 ngày. Sau vài tháng, Peter chứng minh được với hội đồng quản trị là Rich chẳng tiến triển chút nào, khiến hội đồng quản trị dễ dàng sa thải hắn hơn. Như Peter, chúng ta phải để mắt đến người “nhận”. Hãy cho họ cơ hội để chứng minh họ là người “hoà” hoặc “cho”, nhưng sẵn sàng để họ đi nếu họ không chứng minh bản thân được. Một người “cho” thành công sẽ cho đi vì lợi ích lớn hơn, nhưng vì người “nhận” chỉ quan tâm tới bản thân, họ sẽ không giúp lại ai trong tương lai, và cũng không giúp ích cho lợi ích lớn hơn. Họ chỉ tìm lợi cho bản thân thôi.


Here are three signs of a potential taker. First, they use the pronouns “I” and “me” more than “us” or “we” when talking about group success. Second, they have extremely vain profile photos on social media. If their profile picture makes them look significantly better than they look in person, then they might be a taker. And third, they treat people above and below them distinctly differently. They kiss up and they kick down. They act caring and warm around powerful people that can help them, but they act cold and short with less powerful people they can't benefit from. Those are the three signs of a taker, but notice that I didn't mention being friendly or unfriendly. This is because many takers are good fakers, and they put on a nice impression until they get what they want, and many givers can be grumpy but still have a tendency to give without any strings attached. So, give freely, give people a chance, but if they prove to be a taker, have the courage to say “no” and shut them out of your life.


Đây là 3 dấu hiệu của một người “nhận” tiềm năng. Đầu tiên là họ dùng đại từ “tôi” nhiều hơn “chúng ta” khi nói về thành công của cả nhóm. Hai là họ có những tấm ảnh đại diện rất khoa trương trên mạng xã hội. Nếu ảnh đại diện của họ khiến họ trông dễ nhìn hơn hẳn ngoài đời, thì có thể họ là người “nhận”. Và ba, họ đối xử với những người trên mình và dưới mình khác hẳn nhau. Họ nịnh nọt bề trên và khinh rẻ bề dưới. Họ ra vẻ quan tâm và ấm áp với những người quyền lực có thể giúp đỡ họ, nhưng lạnh lùng cộc lốc với những người ít quyền lực không thể mang lợi ích gì cho họ. Đó là 3 dấu hiệu của một người “nhận”, nhưng hãy để ý tôi không hề nhắc tới việc thân thiện hay không thân thiện. Đó là vì nhiều người “nhận” giỏi giả tạo và sẽ ra vẻ tử tế tới khi có được điều mình muốn, và nhiều người “cho” trông có vẻ cau có nhưng vẫn có xu hướng cho đi mà không vướng bận. Nên hãy thoải mái cho đi, cho người khác cơ hội, nhưng nếu họ vẫn là người “nhận” thì hãy can đảm nói “không” và đuổi họ ra khỏi đời bạn.


In the end, giving without keeping score is the most successful reciprocating style you can adopt. However, being a giver can backfire if it leads to burnout, or if it lets others take advantage of you. So, always ask “Why?”, “When?” and “For whom?” before freely offering your time. That was the core message that I gathered from Adam’s book. 


Cuối cùng thì, cho đi mà không tính toán là kiểu trao đổi thành công nhất mà bạn có thể tiếp nhận. Nhưng việc cho đi có thể phản tác dụng nếu nó khiến bạn kiệt sức, hoặc nếu nó để cho người khác lợi dụng bạn. Nên hãy luôn hỏi “Tại sao?”, “Khi nào?” và “Cho ai?” trước khi sẵn lòng cho đi thời gian của bạn. Đó là thông điệp chủ chốt tôi có được từ cuốn sách của Adam.


Adam has several great stories in the book to further the point that givers finish on top. I highly recommend reading it. If you would like a one-page PDF summary of insights that I gathered from this book, just click the link below, and I'd be happy to email it to you. If you already subscribe to the free productivitygame.com newsletter, this PDF is sitting in your inbox. Thanks for watching, and I hope you have a productive week.


Adam có nhiều câu chuyện hay trong cuốn sách để chứng minh thêm là người “cho” sẽ kết thúc ở vị trí đứng đầu. Tôi rất khuyên bạn đọc nó. Nếu bạn muốn nhận bản PDF một trang tóm tắt nội dung mà tôi thu được từ cuốn sách này, chỉ cần nhấn vào đường dẫn bên dưới và tôi sẽ sẵn lòng gửi email cho bạn. Nếu bạn đã theo dõi thông báo từ trang productivitygame.com rồi thì bản PDF này đã nằm sẵn trong hòm thư của bạn. Cảm ơn đã xem, và tôi mong bạn có một tuần làm việc năng suất.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY