DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 8.5: Cách để thấu hiểu vì sao cho đi lại tốt hơn nhận lại

| 2294 lượt xem | Thư viện số 100 năm

Bài 8.5: Cách để thấu hiểu vì sao cho đi lại tốt hơn nhận lại

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

GIVING REALLY IS BETTER THAN RECEIVING!

CÁCH ĐỂ THẤU HIỂU VÌ SAO CHO ĐI LẠI TỐT HƠN NHẬN LẠI

Giving really IS better than receiving! People get more joy from bestowing gifts than being bought presents as the pleasure lasts for longer.

Cho đi THỰC SỰ là tốt hơn nhận lại đấy! Con người ta cảm thấy vui hơn khi tặng quà cho người khác thay vì được mua quà, vì niềm vui sẽ kéo dài lâu hơn

That warm fuzzy feeling of giving a loved one a treasured gift at Christmas really is better than being bought presents, according to new research. 

Cảm giác ấm áp dễ chịu khi tặng quà cho người thân yêu của bạn vào Giáng sinh thực sự tốt hơn nhiều so với khi được mua quà, theo như nghiên cứu gần đây.

A study suggests the happiness we feel after an event or activity reduces each time we experience it - this is known as 'hedonic adaptation'.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc mà ta cảm nhận được sau mỗi sự việc hay hành động sẽ giảm dần sau mỗi lần trải nghiệm – hiện tượng này gọi là ‘thích nghi với sự hưởng thụ’.

But giving to others might be an exception to this rule, according to the research.

Nhưng theo nghiên cứu này thì có vẻ việc trao tặng cho người khác là một ngoại lệ.

Dr Ed O'Brien, of the University of Chicago Booth School of Business, said: 'If you want to sustain happiness over time, past research tells us that we need to take a break from what we're currently consuming and experience something new.

Giáo sư Ed O’Brien của trường Đại học Kinh tế Chicago Booth nói rằng: ‘Nếu bạn muốn giữ nguyên hạnh phúc theo thời gian, thì các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng ta cần phải tạm ngừng những gì ta đang hưởng thụ và trải nghiệm một điều gì đó mới.

'Our research reveals that this kind of thing may matter more than assumed - repeated giving, even in identical ways to identical others, may continue to feel relatively fresh and relatively pleasurable the more that we do it.'

Nghiên cứu của chúng tôi hé lộ rằng vấn đề này có thể quan trọng hơn ta tưởng – thường xuyên cho đi, kể cả theo các cách giống nhau với những người giống nhau, có lẽ vẫn luôn mang cảm giác tươi mới và có phần thoả mãn nếu như ta làm càng nhiều.’

In one experiment, 96 university students received £4 ($5) every day for five days which they had to spend on the same thing each time.

Trong một thí nghiệm, 96 sinh viên đại học được nhận 4 bảng (5 đô) mỗi ngày trong 5 ngày, và mỗi lần họ đều phải mua cùng một thứ.

Some were told to treat themselves with the money while others had to spend it on somebody else - such as leaving money in a tip jar at the same cafe or donating to the same charity online every day.

Một số người được yêu cầu hãy dùng số tiền đó tự đãi chính họ, trong khi một số phải dùng số tiền đó cho người khác – ví dụ như cho vào lọ đựng tiền bo trong cùng một tiệm cà phê, hoặc quyên góp cho cùng một quỹ từ thiện trực tuyến mỗi ngày.

Researchers asked the students - who started off with similar levels of happiness - to reflect on their happiness levels and a clear pattern emerged.

Rồi các nhà nghiên cứu hỏi các sinh viên – những người ban đầu có cùng mức độ hạnh phúc – hãy tự xét lại mức độ hạnh phúc của họ, và có một sự rập khuôn rõ rệt

Those who spent money on themselves said their happiness gradually went down over a five-day period.

Những người dành tiền cho bản thân nói rằng mức độ hạnh phúc của họ cứ giảm dần trong khoảng thời gian 5 ngày đó.

Whereas those who gave their money to somebody else said the feel good factor did not seem to fade away - the joy of giving for the fifth time in a row was just as strong as it was at the start.

Trong khi những người cho tiền người khác thì bảo rằng cảm giác thỏa mãn có vẻ không hề giảm – niềm vui khi cho đi đến lần thứ 5 liên tục vẫn mạnh y như lúc mới cho đi lần đầu.

A second experiment allowed researchers to keep tasks consistent, where 502 people played ten rounds of a word puzzle game and described how happy and elated they felt from winning.

Một thí nghiệm thứ hai cho phép các nhà nghiên cứu thống nhất kết quả, và có 502 người cùng chơi 10 vòng một trò đố chữ và phải mô tả họ cảm thấy hạnh phúc và vui mừng thế nào khi thắng.

They won 4p (5c) per round which they either kept or donated to a charity of their choice. Those who gave their winnings away said their happiness declined far slower than those who kept the cash for themselves.

Mỗi lần họ thắng được 5 xu, họ có thể giữ lại hoặc đem cho từ thiện tùy ý mình. Những người cho đi số tiền thưởng bảo rằng mức độ hạnh phúc của họ giảm chậm hơn nhiều so với những người giữ tiền lại cho bản thân.

Samantha Kassirer, a researcher from Northwestern University Kellogg School of Management, United States, said: 'We considered many such possibilities, and measured over a dozen of them.

Samantha Kassirer, một nhà nghiên cứu từ Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern, Mĩ, nói rằng: ‘Chúng tôi đã tính đến nhiều khả năng khác nhau, và đã đo đếm hàng tá khả năng như vậy.’

None of them could explain our results - there were very few incidental differences between 'get' and 'give' conditions and the key difference in happiness remained unchanged when controlling for these other variables in the analyses.

‘Không ai trong họ có thể giải thích kết quả của chúng tôi – có rất ít khác biệt ngẫu nhiên từ các điều kiện ‘cho’ và ‘nhận’, và sự khác biệt chủ chốt trong hạnh phúc vẫn không đổi khi kiểm soát các điều kiện khác trong bài phân tích này.

'Adaptation to happiness-inducing experiences can be functional to the extent that it motivates us to pursue and acquire new resources - why doesn't this also happen with the happiness we feel when we give?'

‘Việc thích nghi với những trải nghiệm sinh ra hạnh phúc có sức ảnh hưởng đến nỗi nó có thể thôi thúc ta đuổi theo và khai thác những nguồn khác – vậy sao điều này lại không xảy ra với niềm hạnh phúc ta cảm thấy khi cho đi?’

The researchers noted when people focus on an outcome, such as getting paid, they can easily compare them which lowers their sensitivity to each experience.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi người ta tập trung vào kết quả, ví dụ như được trả lương, họ có thể dễ dàng so sánh với thứ khác, khiến họ bị chai lì với trải nghiệm đó.

But when focusing on an action, such as donating to charity, people may focus less on comparison and instead experience each act of giving as a 'unique happiness-inducing event.'

Nhưng khi tập trung vào một hành động, như quyên góp tiền cho từ thiện, con người có thể bớt tập trung vào so sánh và thay vào đó chỉ đơn thuần cảm nhận mỗi hành động cho đi như một ‘sự kiện sinh ra hạnh phúc đặc biệt’.

The researcher added: 'We may also be slower to adapt to happiness generated by giving because giving to others helps us maintain our prosocial reputation, reinforcing our sense of social connection and belonging.'

Nhà nghiên cứu nói thêm: ‘Có thể chúng ta cũng thích nghi chậm hơn với hạnh phúc từ việc cho đi, vì cho người khác giúp ta giữ được danh tiếng xã hội, và củng cố ý thức kết nối và thuộc về xã hội của chúng ta.’

She said the findings raise interesting questions for future research such as whether the results would still stand up if people were giving or receiving larger amounts of money or giving to friends versus strangers.

Bà nói rằng kết quả này đã nảy sinh những câu hỏi lý thú cho các nghiên cứu tương lai, ví dụ liệu kết quả có tương tự không nếu như mọi người cho đi hoặc được nhận số tiền lớn hơn, hoặc là cho bạn bè so với cho người lạ.

The team is also considering the effects of giving and receiving non-monetary gifts.

Nhóm cũng đang xem xét ảnh hưởng của việc cho và nhận những món quà không có giá trị tiền mặt.

Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY