DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 8.14: Cách để khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa

| 2350 lượt xem | Thư viện số 100 năm

 
 


Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song son khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

HOW MY SON'S SHORT LIFE MADE A LASTING DIFFERENCE?

CÁCH ĐỂ KHIẾN CUỘC SỐNG TRỞ NÊN Ý NGHĨA

I was three months pregnant with twins when my husband Ross and I went to my second sonogram. I was 35 years old at the time, and I knew that that meant we had a higher risk of having a child with a birth defect. So, Ross and I researched the standard birth defects, and we felt reasonably prepared. Well, nothing would have prepared us for the bizarre diagnosis that we were about to face. The doctor explained that one of our twins, Thomas, had a fatal birth defect called anencephaly. This means that his brain was not formed correctly because part of his skull was missing. Babies with this diagnosis typically die in utero or within a few minutes, hours or days of being born. But the other twin, Callum, appeared to be healthy, as far as the doctor could tell, and these twins were identical, genetically identical.


Khi tôi đang mang thai sinh đôi 3 tháng thì tôi và chồng tôi là Ross đi siêu âm lần hai. Khi đó tôi 35 tuổi, và tôi biết như vậy nghĩa là chúng tôi có khả năng có con bị dị tật bẩm sinh nhiều hơn. Thế là Ross và tôi đã nghiên cứu về dị tật bẩm sinh điển hình, và chúng tôi cảm thấy đã chuẩn bị đầy đủ. Nhưng chúng tôi không thể nào lường trước được kết quả chẩn đoán kỳ dị mà chúng tôi sắp phải đối mặt. Bác sĩ giải thích rằng một trong hai đứa con của tôi, Thomas, mắc dị tật bẩm sinh chết người gọi là chứng không não. Nghĩa là não của nó không được hình thành đúng vì nó bị thiếu một phần sọ. Trẻ sơ sinh mắc chứng này thường mất trong bụng mẹ hay sau vài phút, vài giờ hay vài ngày sau khi sinh ra. Nhưng đứa sinh đôi còn lại, Callum, theo như bác sĩ xem xét thì có vẻ là khoẻ mạnh, và hai đứa sinh đôi này giống hệt nhau, có bộ gen giống hệt nhau.


So after a lot of questions about how this could have possibly happened, a selective reduction was mentioned, and while this procedure was not impossible, it posed some unique risks for the healthy twin and for me, so we decided to carry the pregnancy to term. So there I was, three months pregnant, with two trimesters ahead of me, and I had to find a way to manage my blood pressure and my stress. And it felt like having a roommate point a loaded gun at you for six months. 


Sau khi hỏi rất nhiều về lý do tại sao chuyện này lại có thể xảy ra, họ nhắc tới việc sàng lọc dị tật, và mặc dù việc này không phải bất khả thi, nó cũng có rủi ro đặc biệt cho đứa con khỏe mạnh và cho tôi, nên chúng tôi quyết định cứ sinh như bình thường. Thế là tôi ở đó, mang thai 3 tháng, còn 2 tam cá nguyệt nữa ở trước mắt, và tôi phải tìm cách để giảm cả huyết áp và sự căng thẳng của mình. Có cảm giác như bị bạn cùng phòng chĩa thẳng khẩu súng đã nạp đạn vào bạn trong 6 tháng vậy.


But I stared down the barrel of that gun for so long that I saw a light at the end of the tunnel. While there was nothing we could do to prevent the tragedy, I wanted to find a way for Thomas's brief life to have some kind of positive impact. So I asked my nurse about organ, eye and tissue donation. She connected with our local organ-procurement organization, the Washington Regional Transplant Community. WRTC explained to me that Thomas would probably be too small at birth to donate for transplant, and I was shocked: I didn't even know you could be rejected for that. But they said that he would be a good candidate to donate for research. This helped me see Thomas in a new light. As opposed to just a victim of a disease, I started to see him as a possible key to unlock a medical mystery. 


Nhưng tôi nhìn vào nòng súng lâu đến nỗi tôi thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm. Mặc dù chúng tôi không thể làm gì để ngăn chặn bi kịch ấy, tôi vẫn muốn tìm cách để cuộc sống ngắn ngủi của Thomas có ý nghĩa tích cực nào đó. Nên tôi đã hỏi điều dưỡng của mình về việc hiến nội tạng, mắt và mô. Cô ấy liên lạc với tổ chức thu mua nội tạng ở địa phương, Cộng đồng Cấy ghép Khu vực Washington (WRTC). WRTC giải thích với tôi rằng có thể Thomas sẽ quá bé vì mới sinh ra nên không thể hiến tạng được, và tôi bị sốc: tôi không nghĩ là có thể bị từ chối vì lý do đó. Nhưng họ nói thằng bé có thể sẽ là lựa chọn phù hợp để hiến cho mục đích nghiên cứu. Điều này giúp tôi nhìn Thomas bằng đôi mắt mới. Thay vì chỉ là nạn nhân của một căn bệnh, tôi bắt đầu xem nó như chiếc chìa khoá có thể mở được một bí ẩn y học.


On March 23, 2010, the twins were born, and they were both born alive. And just like the doctor said, Thomas was missing the top part of his skull, but he could nurse, drink from a bottle, cuddle and grab our fingers like a normal baby, and he slept in our arms. After six days, Thomas died in Ross's arms surrounded by our family. We called WRTC, who sent a van to our home and brought him to Children's National Medical Center. A few hours later, we got a call to say that the recovery was a success, and Thomas's donations would be going to four different places. His cord blood would go to Duke University. His liver would go to a cell-therapy company called Cytonet in Durham. His corneas would go to Schepens Eye Research Institute, which is part of Harvard Medical School, and his retinas would go to the University of Pennsylvania. A few days later, we had a funeral with our immediate family, including baby Callum, and we basically closed this chapter in our lives.


Vào ngày 23/3/2010, hai đứa sinh đôi ra đời, và cả hai đều sống sót. Và đúng như bác sĩ nói, Thomas không có phần đầu sọ, nhưng nó có thể bú mẹ, bú bình, ôm và nắm ngón tay chúng tôi như một đứa bé bình thường, và ngủ trong vòng tay chúng tôi. Sau 6 ngày, Thomas mất khi Ross đang bế nó, xung quanh là cả gia đình tôi. Chúng tôi gọi cho WRTC, họ liền gửi xe đến nhà và đưa thằng bé đến Bệnh viện Nhi Quốc gia. Vài tiếng sau, chúng tôi được gọi điện báo rằng việc hồi phục đã thành công, và các phần hiến của Thomas sẽ được chuyển tới 4 nơi khác nhau. Máu dây rốn của nó sẽ tới Đại học Duke. Gan của nó sẽ tới một công ty liệu pháp tế bào tên là Cytonet ở Durham. Giác mạc của nó sẽ tới Viện nghiên cứu mắt Schepens, trực thuộc Đại học Y Harvard, và võng mạc của nó sẽ tới Đại học Pennsylvania. Vài ngày sau, chúng tôi làm lễ tang cùng với gia đình, gồm cả cậu bé Callum, và căn bản là chúng tôi đã khép lại chương này trong câu chuyện đời mình.


But I did find myself wondering, what's happening now? What are the researchers learning? And was it even worthwhile to donate? WRTC invited Ross and I to a grief retreat, and we met about 15 other grieving families who had donated their loved one's organs for transplant. Some of them had even received letters from the people who received their loved one's organs, saying thank you. I learned that they could even meet each other if they'd both sign a waiver, almost like an open adoption. And I was so excited, I thought maybe I could write a letter or I could get a letter and learn about what happened. But I was disappointed to learn that this process only exists for people who donate for transplant. So I was jealous. I had transplant envy, I guess.


Nhưng tôi đã tự hỏi, giờ chuyện gì đang diễn ra? Các nhà nghiên cứu đang phát hiện được điều gì? Việc đem hiến có xứng đáng không? WRTC mời tôi và Ross đến một buổi chia buồn, và chúng tôi gặp khoảng 15 gia đình đang chịu tang nữa, đã hiến tạng của người thân để cấy ghép. Vài người trong đó thậm chí còn được nhận thư cảm ơn từ những người đã nhận được tạng của người thân họ. Tôi biết được họ thậm chí có thể gặp nhau nếu cả hai cùng ký giấy từ bỏ, giống như việc nhận nuôi mở vậy. Và tôi rất hào hứng, tôi nghĩ mình có thể viết thư hoặc có thể nhận thư và biết được chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tôi thất vọng khi biết rằng quá trình này chỉ dành cho những người hiến cho mục đích cấy ghép. Thế là tôi ghen tị. Tôi mắc chứng ghen vì cấy ghép, tôi nghĩ vậy.


But over the years that followed, I learned a lot more about donation, and I even got a job in the field. And I came up with an idea. I wrote a letter that started out, “Dear Researcher.” I explained who I was, and I asked if they could tell me why they requested infant retinas in March of 2010, and I asked if my family could visit their lab. I emailed it to the eye bank that arranged the donation, the Old Dominion Eye Foundation, and asked if they could send it to the right person. They said that they had never done this before, and they couldn't guarantee a response, but they wouldn't be an obstacle, and they would deliver it.


Nhưng sau nhiều năm, tôi đã biết thêm nhiều về việc hiến tặng, và tôi còn làm trong lĩnh vực đó nữa. Thế là tôi nảy ra một ý. Tôi viết một lá thư mở đầu bằng “Gửi nhà nghiên cứu”. Tôi giải thích mình là ai, và hỏi liệu họ có thể cho tôi biết vì sao họ cần võng mạc trẻ em vào tháng 3 năm 2010 không, và hỏi liệu gia đình tôi có thể đến phòng thí nghiệm của họ được không. Tôi đã gửi nó đến ngân hàng mắt đã sắp xếp cuộc hiến tặng, Tổ chức Mắt Old Dominion, và nhờ họ chuyển tới đúng người giúp tôi. Họ bảo chưa từng làm thế này bao giờ, và không đảm bảo sẽ có phản hồi, nhưng họ sẽ không gây khó dễ cho tôi, và họ sẽ chuyển nó đến.


Two days later, I got a response from Dr. Arupa Ganguly of the University of Pennsylvania. She thanked me for the donation, and she explained that she is studying retinoblastoma, which is a deadly cancer of the retina that affects children under the age of five, and she said that yes, we were invited to visit her lab. So next we talked on the phone, and one of the first things she said to me was that she couldn't possibly imagine how we felt, and that Thomas had given the ultimate sacrifice, and that she seemed to feel indebted to us. So I said, “Nothing against your study, but we didn't actually pick it. We donated to the system, and the system chose your study.” I said, “And second of all, bad things happen to children every day, and if you didn't want these retinas, they would probably be buried in the ground right now. So to be able to participate in your study gives Thomas's life a new layer of meaning. So, never feel guilty about using this tissue.”


2 ngày sau, tôi nhận được phản hồi từ Bác sĩ Arupa Ganguly của Đại học Pennsylvania. Cô ấy cảm ơn tôi vì đã hiến tặng, rồi giải thích rằng mình đang tìm hiểu về u nguyên bào võng mạc, một loại ung thư võng mạc chết người ảnh hưởng tới trẻ em dưới 5 tuổi, và cô ấy bảo rằng đúng, chúng tôi được vào phòng thí nghiệm của cô. Sau đó chúng tôi nói chuyện điện thoại, và một trong những điều đầu tiên cô nói với tôi là cô không thể hình dung chúng tôi đã cảm thấy thế nào, rằng Thomas đã hy sinh vĩ đại, và cô ấy có vẻ thấy mắc nợ chúng tôi. Nên tôi nói: “Không có ý xấu với nghiên cứu của cô, nhưng thực ra chúng tôi không chọn nó. Chúng tôi hiến cho hệ thống, và hệ thống chọn nghiên cứu của cô.” Tôi nói. “Thứ hai là, trẻ em phải gặp những điều tồi tệ mỗi ngày, và nếu cô không cần hai võng mạc đó thì giờ chắc chúng bị chôn dưới mồ rồi. Nên việc được tham gia vào nghiên cứu của cô đã cho cuộc đời Thomas một ý nghĩa mới. Nên đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi vì đã dùng hai võng mạc này.”


Next, she explained to me how rare it was. She had placed a request for this tissue six years earlier with the National Disease Research Interchange. She got only one sample of tissue that fit her criteria, and it was Thomas's. Next, we arranged a date for me to come visit the lab, and we chose March 23, 2015, which was the twins' fifth birthday. After we hung up, I emailed her some pictures of Thomas and Callum, and a few weeks later, we received this T-shirt in the mail. 


Sau đó, cô ấy giải thích với tôi rằng chuyện này rất hiếm. Cô ấy đã yêu cầu được nhận bộ phận này 6 năm trước với Viện Nghiên cứu Trao đổi Dịch bệnh Quốc gia. Chỉ có một mẫu võng mạc hợp với điều kiện của cô, là của Thomas. Sau đó chúng tôi lên lịch để tôi có thể đến phòng thí nghiệm, và chúng tôi chọn ngày 23/3/2015, là sinh nhật 5 tuổi của bọn trẻ. Sau khi cúp máy, tôi gửi cho cô ấy vài tấm hình của Thomas và Callum, và vài tuần sau, chúng tôi nhận được cái áo thun này trong hòm thư.


A few months later, Ross, Callum and I piled in the car and we went for a road trip. We met Arupa and her staff, and Arupa said that when I told her not to feel guilty, that it was a relief, and that she hadn't seen it from our perspective. She also explained that Thomas had a secret code name. The same way Henrietta Lacks is called HeLa, Thomas was called RES 360. RES means research, and 360 means he was the 360th specimen over the course of about 10 years. She also shared with us a unique document, and it was the shipping label that sent his retinas from DC to Philadelphia. This shipping label is like an heirloom to us now. It's the same way that a military medal or a wedding certificate might be. Arupa also explained that she is using Thomas's retina and his RNA to try to inactivate the gene that causes tumor formation, and she even showed us some results that were based on RES 360. Then she took us to the freezer and she showed us the two samples that she still has that are still labeled RES 360. There's two little ones left. She said she saved it because she doesn't know when she might get more.


Vài tháng sau, Ross, Callum và tôi chất đồ lên xe và đi tham quan. Chúng tôi gặp Arupa và nhân viên của cô, và Arupa nói rằng cô đã cảm thấy nhẹ nhõm khi tôi bảo đừng cảm thấy có lỗi, rằng cô ấy chưa nhìn qua góc nhìn của chúng tôi. Cô cũng giải thích rằng Thomas có một biệt danh bí mật. Giống như Henrietta Lacks được gọi là HeLa, Thomas được gọi là RES 360. RES là “nghiên cứu”, và 360 nghĩa là nó là mẫu vật thứ 360 trong khoảng thời gian 10 năm. Cô ấy cũng chia sẻ một tài liệu đặc biệt với chúng tôi, chính là nhãn vận chuyển đã chuyển võng mạc của thằng bé từ DC tới Philadelphia. Cái nhãn vận chuyển đó giờ như di sản của nhà tôi vậy, giống như huân chương quân đội hay giấy đăng kí kết hôn ấy. Arupa cũng giải thích rằng cô ấy đang dùng võng mạc và ARN của Thomas để thử vô hiệu hoá mã gen hình thành khối u, và còn cho chúng tôi xem vài kết quả có được dựa trên RES 360. Rồi cô ấy đưa chúng tôi vào hầm đông lạnh và cho chúng tôi thấy hai mẫu vật mà cô vẫn còn giữ và vẫn được dán nhãn RES 360. Vẫn còn hai mẫu nhỏ. Cô ấy nói đang lưu trữ chúng vì cô không biết khi nào mới được nhận thêm.


After this, we went to the conference room and we relaxed and we had lunch together, and the lab staff presented Callum with a birthday gift. It was a child's lab kit. And they also offered him an internship.


Sau đó, chúng tôi vào phòng hội nghị để thư giãn và ăn trưa cùng nhau, và nhân viên phòng thí nghiệm tặng quà sinh nhật cho Callum. Đó là bộ vật dụng phòng thí nghiệm cho trẻ em. Họ cũng cho thằng bé một suất thực tập.


So in closing, I have two simple messages today. One is that most of us probably don't think about donating to research. I know I didn't. I think I'm a normal person. But I did it. It was a good experience, and I recommend it, and it brought my family a lot of peace.


Vậy, để kết thúc thì tôi có hai thông điệp đơn giản. Một là có thể hầu hết chúng ta không nghĩ tới chuyện hiến tạng để nghiên cứu. Hồi trước tôi cũng không nghĩ vậy. Tôi nghĩ mình là người bình thường. Nhưng tôi đã làm. Đây là một trải nghiệm tốt, và tôi khuyên bạn nên làm thế, nó đã khiến gia đình tôi thấy bình yên hơn nhiều.


And second is if you work with human tissue and you wonder about the donor and about the family, write them a letter. Tell them you received it, tell them what you're working on, and invite them to visit your lab, because that visit may be even more gratifying for you than it is for them.


Hai là nếu bạn làm việc liên quan tới mô người và tự hỏi về người hiến cũng như gia đình họ, hãy viết thư cho họ. Bảo họ rằng bạn là người nhận nó, cho họ biết bạn đang nghiên cứu về gì, và mời họ đến phòng thí nghiệm của bạn, vì có thể chuyến thăm đó còn khiến bạn hài lòng hơn là với họ nữa.


And I'd also like to ask you a favor. If you're ever successful in arranging one of these visits, please tell me about it. The other part of my family's story is that we ended up visiting all four facilities that received Thomas's donations. And we met amazing people doing inspiring work. The way I see it now is that Thomas got into Harvard, Duke and Penn – And he has a job at Cytonet, and he has colleagues and he has coworkers who are in the top of their fields. And they need him in order to do their job. And a life that once seemed brief and insignificant revealed itself to be vital, everlasting and relevant. And I only hope that my life can be as relevant. Thank you.


Tôi cũng muốn nhờ bạn một điều. Nếu bạn sắp xếp một trong các chuyến thăm đó thành công, xin hãy kể cho tôi biết. Phần còn lại của câu chuyện nhà tôi là chúng tôi cuối cùng đã tới chỗ 4 cơ sở còn lại được nhận cơ thể của Thomas. Và chúng tôi đã gặp những người tuyệt vời làm những công việc đầy cảm hứng. Theo như tôi thấy bây giờ thì Thomas đã được vào Harvard, Duke và Penn – và nó có việc làm tại Cytonet, có đồng bạn và đồng nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực của họ. Và họ cần nó để làm việc của mình. Thế là một cuộc đời từng có vẻ ngắn ngủi và không quan trọng lại hé lộ rằng nó rất quan trọng, vĩnh cửu, và hữu ích. Và tôi chỉ hi vọng rằng cuộc đời tôi cũng trở nên hữu ích như thế. Cảm ơn mọi người.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY