DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 7.11: Cách để trở thành nhà lãnh đạo tài ba với các kỹ năng lãnh đạo quan trọng

| 1635 lượt xem | Lê Hà Thanh Lộc

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Vanessa Van Edwards, nhà văn về ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Nhà lãnh đạo

  • Link tài liệu gốc:  XEM NGAY

  • Link Zalo học tiếng Anh cùng DJ Model: THAM GIA NGAY  

THE ESSENTIAL LEADERSHIP SKILLS TO BE A BETTER LEADER

CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA VỚI CÁC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG


The research behind leadership is clear: leaders think differently. But just what thing makes a true leader? In this video, I’m gonna dive in the science of leadership quality to help you level up your leadership skills.


Nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ rõ rằng: lãnh đạo có cách nghĩ khác. Nhưng điều gì thực sự làm nên một nhà lãnh đạo? Trong video này, tôi sẽ đi sâu vào tính khoa học của các phẩm chất lãnh đạo để giúp bạn nâng kỹ năng lãnh đạo của mình lên.


(On screen) [Best Selling Author]

[Behavioral Investigator]

[Speaker]

[Recovering Awkward Person]

[Science of People]


(Trên màn hình) [Tác Giả Bán Chạy]

[Nhà Nghiên Cứu Hành Vi]

[Diễn Giả]

[Người Vụng Về Đang Cố Hồi Phục]

[Khoa Học Về Con Người]


Many years ago, I had the opportunity to shadow the CEO of a major technology company for one day. That one day changed my life forever. Walking the hallway of the company, hearing him interact on phone calls, and watching him tackle projects and challenges was like nothing I had ever seen before. He was a human behavior hacker. Every single one of his action was based on how humans worked. Throughout the day, he would turn to me secretly and whispered the explanation behind his behavior we had just witnessed. That day was the start of my fascination with people, and the hidden forces that make us tick. Since then, I’ve studied hundreds of leaders like him, looking for patterns. Can leadership be taught? Absolutely. Let’s dive in. 


Nhiều năm trước, tôi đã có cơ hội theo sát CEO của một công ty công nghệ lớn trong một ngày. Ngày hôm đó đã thay đổi đời tôi mãi mãi. Việc đi trên hành lang công ty, nghe ông ấy nói chuyện điện thoại, và xem ông ấy xử lý các dự án và thử thách đều tuyệt vời hơn tất cả những gì tôi từng thấy. Ông ấy là một chuyên gia về cách ứng xử của con người. Mỗi hành động của ông đều dựa trên bản chất con người. Trong cả ngày, ông ấy sẽ bí mật quay qua tôi và thì thầm lời giải thích về hành vi của ông ấy mà chúng tôi vừa chứng kiến. Ngày đó đã khởi đầu cho niềm đam mê của tôi với con người, và những động lực bí ẩn khiến chúng ta hành động. Từ đó, tôi đã nghiên cứu hàng trăm nhà lãnh đạo như ông ấy để tìm điểm chung. Kỹ năng lãnh đạo có học được không? Tất nhiên. Tìm hiểu thôi nào.


Skill #1: Go for the Small Yes

Leaders are extremely adapt at getting people to buy into their ideas, even ones they might not normally say “yes” to. Two researchers, Jonathan Freeman and Scott Frasier, decided to test exactly how they get people to do something. They went door to door in a small neighborhood and ask people if they would put up a large sign on their front lawn that said “Drive carefully”. Only 20% of the people contacted said that they would put up the sign on their yard. Then they asked people if they would put up a much smaller, 3-inch sign saying “Drive carefully” in their window. Many more people said “yes” to the smaller sign. But here’s when the results got interesting. The researchers came back 3 weeks later, and asked those same people to put up the original, much larger sign in their yard. This time, 76% of people said they would put the larger sign on their lawn, even though they had turned it down originally.


Kỹ năng 1: Tìm đến lời đồng ý nhỏ

Lãnh đạo rất giỏi trong việc khiến mọi người tin vào ý tưởng của họ, kể cả những gì mà thường họ sẽ không nói “đồng ý”. Hai nhà nghiên cứu, Jonathan Freeman và Scott Frasier, quyết định kiểm tra thử rốt cuộc là họ thuyết phục người khác làm gì đó ra sao. Họ gõ cửa từng nhà của một khu phố nhỏ và hỏi liệu mọi người có thể để trên sân trước của họ một bảng hiệu lớn có chữ “Hãy lái xe cẩn thận” không. Chỉ 20% số người được hỏi bảo rằng họ sẽ để bảng hiệu đó lên sân nhà mình. Rồi họ hỏi liệu mọi người có thể dán một bảng hiệu nhỏ hơn, chỉ 3 inch, ghi chữ “Hãy lái xe cẩn thận” lên cửa sổ của họ không. Nhiều người nói “được” với bảng hiệu nhỏ hơn. Nhưng đây là lúc kết quả trở nên thú vị. 3 tuần sau các nhà nghiên cứu quay lại, và cũng yêu cầu chính những người đó để bảng hiệu ban đầu, lớn hơn lên sân nhà họ. Lần này, 76% người bảo họ sẽ để bảng hiệu lớn hơn lên sân nhà mình, mặc dù ban đầu họ đã từ chối.


What does this study tell us? It’s the perfect example of how asking for a small request first will help get you a “yes” to a bigger request later. Why does this work? People who first put up the small sign began to feel helpful. They also made a verbal as well as written agreement with the researchers to drive safely. In fact, these people most likely felt like very good citizens for putting up that sign. Therefore, when the researchers returned and asked those same people to put up the larger sign, they had fewer barriers to break. The home owners already had been in agreement with the researchers. They already thought of themselves as helpful citizens, and they had already changed the look of their houses by adding a message. Making it bigger will take a very small mental change. And that’s why 76% said “yes”.


Nghiên cứu này nói lên điều gì? Đây là ví dụ hoàn hảo cho thấy yêu cầu một điều nhỏ trước sẽ có thể cho bạn lời đồng ý với một yêu cầu lớn hơn sau đó. Tại sao việc này lại hiệu quả? Những người ban đầu để bảng hiệu nhỏ lên bắt đầu cảm thấy có ích. Họ cũng đã cam kết bằng lời cũng như bằng chữ viết với các nhà nghiên cứu là phải lái xe cẩn thận. Thực tế, có thể họ cảm thấy như mình là công dân gương mẫu vì đã để bảng hiệu đó lên. Vì vậy, khi nhà nghiên cứu quay lại và nhờ chính những người đó để bảng hiệu lớn hơn lên, họ không còn lưỡng lự mấy. Các chủ nhà vốn đã đồng ý với các nhà nghiên cứu rồi. Họ vốn đã nghĩ mình là những công dân tốt, và họ vốn đã thay đổi vẻ ngoài của ngôi nhà bằng cách thêm một thông điệp. Thế thì thuyết phục họ làm cho thông điệp lớn hơn chẳng có gì khó khăn. Thế nên 76% người đã nói “được”.


Your Leadership Takeaway: How can you ask people you want to inspire to take small steps first?


Bài Học Lãnh Đạo Của Bạn: Làm thế nào để bạn yêu cầu những người bạn muốn truyền cảm hứng hãy bước những bước nhỏ trước?


Skill #2: Embrace the Pygmalion Effect

If you want to motivate the people around you, put away your wallet. Don’t offer a bonus, instead, break out the praise. A study by Professor Cedato in associate focusing on social rewards found that receiving praise, not cash, was the best way to motivate participants. This is counterintuitive. Most of our society is structured around using cash motivators to increase our happiness. When you perform well at your job, you get a salary increase. When you want to reward an employee, you give them a bonus. When you need an incentive to motivate a child to do well, you doll out an allowance. However, when researchers asked 48 participants to complete a finger-tapping activity, the groups that received praise showed a significantly higher rate of improvement relative to the cash participants. Why?


Kỹ năng 2: Tận dụng Hiệu ứng Pygmalion

Nếu bạn muốn động viên những người quanh mình, cất ví đi. Đừng đưa tiền thưởng, thay vào đó hãy khen họ. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Cedato ở những công ty tập trung vào phần thưởng xã hội cho thấy rằng được khen, thay vì tiền, là cách tốt nhất để động viên người tham gia. Điều này khá trái ngược. Gần như xã hội của chúng ta chỉ xoay quanh việc dùng sự động viên bằng tiền để tăng mức độ hạnh phúc. Khi bạn làm việc tốt, bạn được tăng lương. Khi bạn muốn thưởng cho nhân viên, bạn thưởng tiền cho họ. Khi bạn cần mồi nhử để động viên một đứa trẻ trở nên giỏi hơn, bạn nhử bằng tiền tiêu vặt. Nhưng khi các nhà nghiên cứu yêu cầu 48 đối tượng hoàn tất một hoạt động gõ ngón tay, các nhóm được khen ngợi có tỉ lệ cải thiện cao hơn đáng kể so với các đối tượng được nhận tiền. Tại sao?


First, researchers discovered that social rewards such as praise arrive at the same part of the brain that lights up when the subject is rewarded with money. The same part. Second, when you assign someone a positive label, such as being highly intelligent, or a good person, that actually cues them to live up to that label, and then they perform better. This is called the “Pygmalion Effect”. In one study about fund raising, the researchers told average donors that they were in fact among the highest donors. Can you guess what happened? Those donors then, in fact, donated above average.


Đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng phần thưởng xã hội như lời khen cũng được tiếp nhận bởi vùng não trở nên tích cực khi đối tượng được thưởng tiền. Cùng một vùng. Hai, khi bạn gắn cho ai đó một danh hiệu tích cực, như là rất thông minh, hay là người tốt, điều đó thực ra sẽ động viên họ sống đúng như danh hiệu kia, và rồi họ làm việc tốt hơn. Đây gọi là “Hiệu ứng Pygmalion”. Trong một nghiên cứu về việc gây quỹ, các nhà nghiên cứu nói với nhà hảo tâm ở mức trung bình rằng thực ra họ nằm trong những người quyên góp nhiều nhất. Bạn đoán được chuyện gì xảy ra chứ? Các nhà hảo tâm đó sau đó quả thật đã quyên góp trên mức trung bình.


Your Leadership Takeaway: Give your team and those around you genuinely good labels. It doesn’t work to be fake or manipulative. Highlight all the people in your life to be their best selves.


Bài Học Lãnh Đạo Của Bạn: Hãy cho nhân viên của bạn và những người quanh bạn các danh hiệu thật sự tử tế. Nếu giả tạo hay thao túng thì sẽ không hiệu quả đâu. Hãy động viên những người trong đời bạn trở nên tốt nhất có thể.


Skill #3: Logic or Emotion?

Do you think the world’s greatest leaders primarily use logic or emotion? Our friends at quantified communication analyzed the communication patterns of the global leaders of Fortune’s 2016 list to see if they communicate differently. They used their communication analytic platforms to measure content samples from each leader. 


Kỹ năng 3: Lý trí hay Cảm xúc?

Bạn nghĩ các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới thường dùng lý trí hay cảm xúc? Những người bạn của chúng tôi trong ngành mức độ cảm xúc đã phân tích kiểu giao tiếp của các nhà lãnh đạo thế giới trên danh sách Fortune năm 2016 để xem họ giao tiếp có gì khác. Họ dùng nền tảng giao tiếp của mình để đo lường những mẫu nghiên cứu từ mỗi nhà lãnh đạo.


To measure persuasion, they analyzed three different tactics: logic, intuition, and emotion. Logic appeals to our heads and includes language that establishes reasons, proof, and insight, often citing research and statistics to support the main argument. Intuition appeals to our guts. This appeal establishes credibility through language that convinces the audiences to see this speaker as an expert, including achievements, testimonials, and case studies. Emotion, of course, appeals to our hearts. This is the story, the imagery, the metaphor that help audiences become personally invested in the message.


Để đo sự thuyết phục, họ phân tích ba chiến lược khác nhau: lý trí, trực giác và cảm xúc. Lý trí chạm tới não bộ và gồm các ngôn ngữ thể hiện được lý lẽ, bằng chứng và góc nhìn, thường lấy nghiên cứu và số liệu ra dẫn chứng cho vấn đề chính. Trực giác chạm tới ruột dạ chúng ta. Cách này cho thấy sự đáng tin cậy qua ngôn ngữ khiến khán giả tin rằng diễn giả này là một chuyên gia, gồm thành tựu, chứng chỉ, và các nghiên cứu thực tế. Cảm xúc, dĩ nhiên, chạm tới trái tim chúng ta. Đây là câu chuyện, là hình ảnh, là ẩn dụ để giúp khán giả trở nên thực sự chú tâm tới thông điệp.


The researchers were surprised to find an unexpected blend. Instead of relying on logic alone, the world’s greatest leaders use 2.5 times more appeals to emotion, and 3.4 times more appeals to intuition. This preference for emotion and intuition-driven language over logic and data was universal among leaders of Fortune’s list.


Các nhà nghiên cứu đã ngạc nhiên trước một sự kết hợp bất ngờ. Thay vì chỉ dựa vào logic, những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới dựa vào cảm xúc nhiều gấp 2.5 lần, và trực giác nhiều gấp 3.4 lần. Sự thiên về ngôn ngữ của cảm xúc và trực giác này thay vì lý trí và dữ liệu chính là một điểm chung giữa những nhà lãnh đạo của danh sách Fortune.


Your Leadership Takeaway: Leaders should use a blend of emotion, intuition, and logic to appeal to their audiences. But, focusing on the heart is more important than focusing on the head.


Bài Học Lãnh Đạo Của Bạn: Lãnh đạo nên có sự kết hợp giữa cảm xúc, trực giác và lý trí để chạm tới khán giả của mình. Nhưng tập trung vào trái tim thì quan trọng hơn cái đầu.


Skill #4: Choose the Right Seat at the Table

Leaders always get a seat at the table. That’s a given. But which seat is best? Leaders know how important body language and spacing is for perception. In fact, there’s some fascinating research behind how and where we sit, and how that affects our interactions.


Kỹ năng 4: Chọn chỗ ngồi đúng tại bàn

Lãnh đạo luôn có chỗ ngồi tại bàn. Điều đó là tất nhiên. Nhưng chỗ ngồi nào là tốt nhất? Lãnh đạo biết rõ ngôn ngữ cơ thể và không gian rất quan trọng với góc nhìn. Thực tế, có vài nghiên cứu thú vị về cách và nơi mà chúng ta ngồi, và điều đó ảnh hưởng tới cách ta giao tiếp thế nào.


If you walk into a conference room, like the one pictured on the right, would you sit: The most powerful seat is seat A. Why? This seat is at the head of the table, and it’s facing the door, so those sitting here can see everyone in the room as they walk in. Here’s the catch: Not all leaders want to sit in the most powerful seat all the time. If you’re going into a room to watch someone else present, attending negotiations, or be seen and not heard, you’d wanna pick a different seat. Each seat means something different, and you should know the psychological layouts of every room you enter.


Khi bạn vào phòng hội nghị, như căn phòng ở bên phải, bạn sẽ ngồi: Cái ghế quyền lực nhất là ghế A. Tại sao? Cái ghế này nằm ở đầu bàn, và đối diện với cửa ra vào, nên người ngồi ở đây có thể thấy mọi người khi họ bước vào. Nhưng vấn đề là: Không phải nhà lãnh đạo nào cũng luôn muốn ngồi ở vị trí quyền lực nhất. Nếu bạn vào phòng để xem người khác thuyết trình, tham dự một cuộc đàm phán, hay chỉ ngồi nghe chứ không nói, bạn sẽ muốn ngồi ở chỗ khác. Mỗi chỗ lại có một ý nghĩa khác nhau, và bạn nên biết về cách sắp xếp tâm lý của mỗi căn phòng mà bạn bước vào.


Skill #5: Avoid Empty Calorie Time

Have you ever spent hours doing something and then realized later it was a complete waste of time? This is especially frustrating when the activity itself has absolutely no purpose or benefit. I call this “empty calorie time”. We waste time doing nothing, but still use valuable brain energy. Leaders are extremely purposeful with their mental calories. They don’t waste mental energy on junk activities. They consume and stick to nutritious mental nuggets. 


Kỹ năng 5: Tránh những giờ không calorie

Bạn có bao giờ dành hàng tiếng làm gì đó rồi nhận ra nó hoàn toàn lãng phí thời gian chưa? Càng bực hơn nếu bản thân hành động đó chả có mục đích hay lợi ích gì cả. Tôi gọi đây là “giờ không calorie”. Chúng ta lãng phí thời gian để chẳng làm gì, mà vẫn tiêu tốn năng lượng quý giá của não. Lãnh đạo dùng calorie não của mình rất có mục đích. Họ không lãng phí năng lượng thần kinh vào hoạt động vô bổ. Họ chỉ tiêu thụ những món ăn tinh thần bổ dưỡng.


Here’s why we’re stuck into empty-calorie activities: – We are too tired to do anything productive. – Want to stop working, but feel too guilty to take a real break. – Are bored. – Are procrastinating to avoid a project or activity that we dread. According to one study, when people were mind wandering, they reported feeling happy only 56% of the time. That’s because in mind wandering, our brain can’t rebuild. It’s like a limbo. It’s like eating cotton candy when you’re starving. You’re eating, but it isn’t helping much.


Đây là lý do ta kẹt vào những hoạt động không calorie: – Ta quá mệt để làm điều gì có ích. – Muốn ngừng làm việc, nhưng nghỉ ngơi thực sự thì thấy có lỗi quá. – Thấy chán. – Đang trì hoãn để tránh một dự án hay hoạt động mà chúng ta thấy sợ. Theo một nghiên cứu, khi mọi người nghĩ thơ thẩn, họ bảo họ chỉ cảm thấy vui vẻ trong 56% thời gian. Đó là vì khi nghĩ thơ thẩn, não ta không tái tạo lại được. Cứ như ở Luyện ngục vậy. Cứ như bạn ăn kẹo bông gòn khi đói vậy. Bạn đang ăn nhưng chẳng có ích là mấy.


Your Leadership Takeaway: Be nutritious with your mental energy. If you wanna take a break, take a real break, not watching TV or skimming Facebook. Let your mind take a real break with exercises, meditation, yoga, or creative activities which actually boost your brain activities. Don’t fill your mind with empty calorie time.


Bài Học Lãnh Đạo Của Bạn: Hãy nạp dưỡng chất cho năng lượng não của bạn. Nếu bạn muốn nghỉ thì hãy nghỉ thật sự, không phải xem TV hay lướt Facebook. Hãy cho tâm trí bạn nghỉ ngơi thật sự khi tập luyện, thiền, yoga, hoặc các hoạt động sáng tạo giúp kích thích não làm việc. Đừng nhồi nhét thời gian không calorie vào đầu.


Skill #6: Ask Behavioral Questions.

It’s often said that leaders ask great questions, but what does a great question really mean? Truly great leaders ask questions that crack people open. This is a concept called “Behavioral Interviewing”. Behavior interview questions are designed to view the true nature of someone’s personality, motivations, and values, so both the candidate and the interview have a much more productive interaction. The right question can unlock someone’s personality and help you get to know someone’s behavior.


Kỹ năng 6: Hỏi những câu liên quan tới hành vi.

Người ta thường nói lãnh đạo hỏi những câu rất hay, nhưng câu hỏi hay rốt cuộc nghĩa là gì? Các lãnh đạo giỏi thực sự sẽ hỏi những câu làm mọi người mở lòng ra. Khái niệm này gọi là “Phỏng vấn Hành vi”. Các câu hỏi phỏng vấn hành vi được thiết kế để xem xét bản chất thật của tính cách, động lực, và giá trị của ai đó, để cả ứng viên lẫn người phỏng vấn đều có một cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn. Câu hỏi đúng sẽ có thể mở khoá tính cách của một người và giúp bạn biết được hành vi của họ.


Here’s some of my favorite: – What’s something that you used to believe, but no longer believe? – Tell me about your best and worst days at work. – You have two teleportation devices. Where do you place them and why? Learn all of my ten favorite behavioral interviewing questions here.


Đây là một vài câu tôi thích: – Bạn đã từng tin vào điều gì, nhưng giờ không tin nữa? – Hãy kể cho tôi về ngày tuyệt nhất và tệ nhất của bạn ở chỗ làm. – Bạn có hai phương tiện di chuyển. Bạn để chúng ở đâu và tại sao? Hãy học về tất cả 10 câu hỏi phỏng vấn hành vi mà tôi thích ở đây.


Skill #7: Be Scared… a Little.

Your goals should terrify you just a little bit. Sounds crazy? Not really. Doctor Stan Beaton has trained some of the top performers in the world, and he argued that you should only be 60% sure you’re going to achieve your goal. Thinking about your goal should make you sweat just a little. According to a study published in The Journal of Consumer Research, being more ambitious actually makes you happier. Those who set high goals are more satisfied with their counterparts with lower expectations. University of California Riverside professor, Seal Kacho, had one group of researching participants pick stocks and set a high target rate of return. They were told they can set a rate between 6% and 20%. The low-goal setters were not nearly as happy with their return, and were more disappointed by their losses. The high-goal setters were more happy with their return and less disappointed by their losses.


Kỹ năng 7: Hãy sợ hãi… Một chút.

Mục tiêu của bạn nên khiến bạn sợ một chút. Nghe hơi điên hả? Không đâu. Tiến sĩ Stan Beaton đã tập huấn cho nhiều nhà kinh doanh hàng đầu trên thế giới, và ông cho rằng bạn chỉ nên chắc chắn 60% sẽ đạt được mục tiêu thôi. Nghĩ về mục tiêu của bạn nên khiến bạn đổ mồ hôi chút đỉnh. Theo một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng, tham vọng hơn thật ra sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Những người đặt mục tiêu cao sẽ cảm thấy thoả mãn hơn những người có mong đợi thấp hơn. Giảng viên Đại học California Riverside, Seal Kacho, đã yêu cầu một nhóm đối tượng nghiên cứu chọn cổ phiếu và đặt mục tiêu là tỷ lệ hoàn vốn cao. Họ được bảo họ có thể chọn tỷ lệ giữa 6% và 20%. Những người đặt mục tiêu thấp không thấy vui lắm với số vốn hoàn của họ, và thấy thất vọng vì những thất thoát của mình hơn. Người đặt mục tiêu thấp thì thấy vui với số vốn hoàn lại hơn và ít thất vọng vì lỗ vốn hơn.


Your Leadership Takeaway: When you set big goals, you get big rewards. Even if you lose, you will feel like you gave your best try, and that’s a feeling in a different way.


Bài Học Lãnh Đạo Của Bạn: Khi đặt mục tiêu cao, bạn sẽ được phần thưởng lớn. Kể cả khi thua, bạn vẫn sẽ thấy như mình đã cố hết sức, và cảm giác ấy rất khác biệt.


Skill #8: Abandon Revenge. It’s Not Worth It.

Revenge is like throwing a hot stone at someone else. We burn our own hands more than the person we were trying to hurt. Studies after studies have found when we make businesses or life decisions based upon revenge, or the desire to hurt someone else, we only end up losing money or having more difficulty ourselves. Here’s a few ways to cure vengeful thoughts: 


Kỹ năng 8: Đừng trả thù. Không đáng đâu.

Trả thù giống như ném hòn đá nóng vào người khác vậy. Chúng ta bị bỏng tay mà chưa chắc làm tổn thương được người kia. Nhiều nghiên cứu liên tiếp đã chỉ ra khi chúng ta đưa ra quyết định kinh doanh hoặc cuộc đời dựa vào trả thù, hoặc khao khát muốn tổn thương ai đó, chúng ta rốt cuộc chỉ mất tiền hoặc tự chuốc thêm khó khăn vào người. Đây là một số cách để chữa lành những suy nghĩ muốn trả thù:


First, get perspective. Think of bigger problems to get your situation in their perspectives. I call that “Globalizing vs. Localizing”. In the grand scheme of things, how bad is it, really?


Đầu tiên, hãy có góc nhìn khác. Hãy nghĩ về các vấn đề lớn hơn để đưa tình huống của bạn vào góc nhìn của họ. Tôi gọi đó là “Toàn cầu hóa so với Bản địa hóa”. Khi đứng nhìn trên góc độ rộng hơn thì nó thực sự tệ đến đâu?


Second, write it down. Express with writing about your anger or resentment has been shown to eliminate ill feelings entirely, giving you relief without having to act on your desire for revenge. 


Hai, hãy viết ra giấy. Việc viết ra để thể hiện cơn giận hay nỗi căm hận của bạn đã được chứng minh là có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực hoàn toàn, giúp bạn giải toả mà không cần thực hiện ý muốn trả thù của mình.


And lastly, learn more about revenge. Watch more about the science of revenge and how to bash it.


cuối cùng, hãy học thêm về trả thù. Hãy nghiên cứu về khoa học của sự trả thù nhiều hơn và cách để đánh bại nó.


Skill #9: Embody the Body Language of Leaders.

Do you know an Alpha when you see one? An Alpha is the individual in the community with the highest social rank. And you usually know them when you see them. It’s the person you have that immediate magnetism, someone who walks into a room and people look, someone who speaks and people listen, someone who was born to lead. Is that someone you? And how could you heighten your own magnetism? 


Kỹ năng 9: Thực hiện các Ngôn ngữ cơ thể của Lãnh đạo.

Bạn có biết ai đó là Alpha khi thấy họ không? Alpha là cá nhân trong cộng đồng với địa vị xã hội cao nhất. Và thường khi bạn thấy họ là bạn nhận ra ngay. Đó là người khiến bạn bị cuốn hút ngay lập tức, một người khiến mọi người ngước nhìn khi bước vào phòng, một người khi nói thì ai cũng phải lắng nghe, một người sinh ra để lãnh đạo. Người đó có phải bạn không? Và làm sao để bạn tăng sức cuốn hút của mình lên?


Leaders have a very specific set of non-verbal behaviors that signal to the others in the group and to the outside world that they are confident. 


Lãnh đạo có một tập hợp những hành vi không lời đặc biệt để người khác trong nhóm và thế giới bên ngoài thấy rằng họ rất tự tin.


First, do you think leaders smile more or less? Leaders typically smile less. Contrary to popular belief, smiling is actually seen as a sign of submission. Submissive people tend to smile more at alphas to show they’re agreeable and non-threatening. Alphas, in turn, think of a sheriff in a classic cowboy movie, or regal the nearest targets in a game of thrones. They’re not known for smiling, but they are known for the power they exude. Women in particular need to be careful not to smile too much, because it puts them in a submissive position. Doctor Nancy Henley found that women smile in 87% of their social encounters, while men smile only 67% of the time. Something to really think about.


Đầu tiên, bạn nghĩ lãnh đạo cười nhiều hay ít? Lãnh đạo thường ít cười. Không như quan niệm phổ biến, cười thực ra được xem là dấu hiệu của sự phục tùng. Người phục tùng hay cười với Alpha để chứng minh rằng họ dễ chịu và không đe doạ. Đổi lại, Alpha nghĩ như một cảnh sát trong phim cao bồi điển hình, hay thống trị những mục tiêu gần nhất trong cuộc chiến giành ngôi vị. Họ không nổi tiếng vì nụ cười, mà nổi tiếng vì quyền lực họ toả ra. Đặc biệt, phụ nữ nên chú ý không cười quá nhiều, vì điều đó sẽ đẩy họ vào thế phục tùng. Bác sĩ Nancy Henley phát hiện rằng phụ nữ cười trong 87% giao tiếp với xã hội, trong khi đàn ông chỉ cười trong 67% thời gian. Đây là một điều rất đáng nghĩ đến.


Second, do leaders move less or more? Leaders typically embrace stillness. Leaders move less because they’re observers, and they inspire others to move around them. If you want to signal confidence and power, try not to fidget, pace, or hop. Be in control of your non-verbal just like you can be in control of a project or task. Stillness is perceived as more powerful and in control.


Hai, lãnh đạo cử động nhiều hơn hay ít hơn? Lãnh đạo thường thích sự tĩnh lặng. Lãnh đạo cử động ít vì họ là người quan sát, và họ làm mọi người muốn xoay quanh họ. Nếu bạn muốn thể hiện sự tự tin và quyền lực, cố đừng nhấp nhổm, nhịp chân, hay nhảy lên. Hãy kiểm soát hành vi không lời như cách bạn kiểm soát được một dự án hay công việc. Sự tĩnh lặng được xem là có quyền lực và sự kiểm soát hơn.


Lastly, what do leaders do in a first impression? They always, always give out a powerful handshake. Leaders not only go in for a handshake first when they meet someone, they also seal the deal at the end of their interaction with a strong handshake.


Cuối cùng, lãnh đạo làm gì ở ấn tượng đầu tiên? Họ luôn luôn bắt tay với đầy quyền lực. Lãnh đạo không chỉ chủ động bắt tay trước khi gặp ai đó, mà họ cũng luôn chốt được hợp đồng khi kết thúc cuộc trò chuyện với một cái bắt tay mạnh mẽ.


Skill #10: Invest in Communication Skills.

In our hyper connection with the world, leaders have to be the best in class communicators. And they have to do this in a variety of settings in across countless channels, from the phone to the boardroom to slides to the elevator. Here’s some fascinating facts for you: Leaders spend 75 to 80% of their working hours to communicate. More than 60% of consumers said their perception of a CEO affects their opinion of the company as a whole. Millennials account for 21% of consumers purchasing power, by based on purpose and cause from brands they love, led by people they believe in. With these heightening and evolving customer expectations, now, more than ever, leaders need to serve as the very best role model for the seller executive communication. It’s time for you to invest in your communication skills. 


Kỹ năng 10: Tập trung vào kỹ năng giao tiếp.

Để kết nối mạnh với thế giới, lãnh đạo phải là những người giao tiếp giỏi nhất. Và họ phải làm thế trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trên nhiều phương tiện khác nhau, từ điện thoại tới phòng họp tới thuyết trình tới thang máy. Đây là vài sự thật thú vị cho bạn: Lãnh đạo dành 75% tới 80% thời gian làm việc để giao tiếp. Hơn 60% khách hàng nói rằng quan điểm của họ về một CEO sẽ ảnh hưởng tới quan điểm của họ về toàn bộ công ty. Người thế hệ Y chiếm 21% số sức mua của người tiêu dùng, dựa vào mục tiêu và nguyên nhân từ những nhãn hiệu họ yêu thích, lãnh đạo bởi những người họ tin tưởng. Với sự mong đợi ngày càng cao và phát triển từ khách hàng, lãnh đạo lại càng cần thể hiện mình là hình mẫu lý tưởng nhất cho việc phụ trách giao tiếp khi buôn bán, hơn bao giờ hết. Đây là lúc bạn phải đầu tư vào kỹ năng giao tiếp.


We develop only the science-based communication course for leaders called “People School”. Join 5,000 of other professionals from other companies like Google and BC and Intel in our next People School class.

Are you living up to your potential? Do you want more? I would love to help you. Get started with my free training and learn more about People School today. 

Visit: scienceofpeople.com/pschool.


Chúng tôi phát triển một khóa học tuyệt đối khoa học về giao tiếp cho các lãnh đạo, gọi là “People School”. Hãy cùng 5000 chuyên gia khác từ các công ty như Google, BC và Intel gia nhập vào lớp học People School tiếp theo của chúng tôi.

Bạn có đang sống đúng với tiềm năng không? Bạn có muốn cải thiện nữa không? Tôi rất muốn giúp bạn. Hãy bắt đầu khoá tập huấn miễn phí của tôi và biết thêm về People School hôm nay. Hãy vào trang scienceofpeople.com/pschool.


I sense this is your first moment to be a leader in your life. Lead the way, and like and subscribe to our channel. I wanna steal the leaders in you.


Tôi cảm nhận đây là giây phút đầu tiên thành lãnh đạo trong đời bạn. Hãy lãnh đạo, và thích cũng như theo dõi kênh của chúng tôi. Tôi muốn cướp lấy nhà lãnh đạo trong bạn.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY