DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 6.3: Cách để hiểu về sự tương tác xã hội dựa trên phân tích não bộ con người trong việc ra quyết định

| 2623 lượt xem | Lê Hà Thanh Lộc

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Colin Camerer, nhà kinh tế học hành vi

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bộ công cụ #Bộ tư duy

  • Link tài liệu gốc:  XEM NGAY

  • Link Zalo học tiếng Anh cùng DJ Model: THAM GIA NGAY  

WHEN YOU'RE MAKING A DEAL, WHAT'S GOING ON IN YOUR BRAIN?

CÁCH ĐỂ HIỂU VỀ SỰ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI DỰA TRÊN PHÂN TÍCH NÃO BỘ CON NGƯỜI TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH


I'm going to talk about the strategizing brain. We're going to use an unusual combination of tools from game theory and neuroscience to understand how people interact socially when value is on the line.


Tôi sẽ nói về bộ não chiến lược. Chúng ta sẽ sử dụng một sự kết hợp lạ lẫm giữa các công cụ từ lý thuyết trò chơi và khoa học thần kinh để hiểu được mọi người sẽ tương tác xã hội với nhau thế nào khi giá trị đang ở trên bàn cân.


So game theory is a branch of, originally, applied mathematics, used mostly in economics and political science, a little bit in biology, that gives us a mathematical taxonomy of social life, and it predicts what people are likely to do and believe others will do in cases where everyone's actions affect everyone else. That's a lot of things: competition, cooperation, bargaining, games like hide-and-seek and poker. 


Lý thuyết trò chơi vốn là một nhánh các công thức toán học được áp dụng chủ yếu trong kinh tế và khoa học chính trị, một ít trong sinh học, để ta phân loại đời sống xã hội bằng toán học, và nó dự đoán mọi người sẽ có khả năng làm gì và tin rằng người khác sẽ làm gì trong các tình huống nơi mọi hành động của mọi người sẽ ảnh hưởng đến nhau. Các tình huống đó rất nhiều: cạnh tranh, hợp tác, mặc cả, những trò chơi như trốn tìm và chơi bài Poker.


Here's a simple game to get us started. Everyone chooses a number from zero to 100. We're going to compute the average of those numbers, and whoever's closest to two-thirds of the average wins a fixed prize. So you want to be a little bit below the average number but not too far below, and everyone else wants to be a little bit below the average number as well. Think about what you might pick. As you're thinking, this is a toy model of something like selling in the stock market during a rising market: You don't want to sell too early, because you miss out on profits, but you don't want to wait too late, to when everyone else sells, triggering a crash. You want to be a little bit ahead of the competition, but not too far ahead.


Đây là một trò chơi đơn giản để ta bắt đầu. Mỗi người sẽ chọn một số từ 0 đến 100. Chúng ta sẽ tính trung bình cộng của những số đó, và ai gần nhất với giá trị 2/3 của con số trung bình đó sẽ được một phần thưởng nhất định. Vậy bạn sẽ muốn chọn số hơi thấp hơn số trung bình nhưng đừng quá thấp, và mọi người cũng muốn chọn con số hơi dưới số trung bình một chút. Hãy nghĩ xem bạn sẽ chọn cái gì. Khi bạn nghĩ thì đây là một mô hình đơn giản của một việc như bán cổ phiếu trong thị trường đang tăng trưởng: Bạn không muốn bán quá sớm, vì lợi nhuận sẽ thấp, nhưng bạn không muốn đợi quá lâu, khi đó ai cũng sẽ bán và thị trường sẽ sụp đổ. Bạn muốn chạy lên trước cuộc đua này một chút, nhưng không cần dẫn trước quá xa.


OK, here's two theories about how people might think about this, then we'll see some data. Some of these will sound familiar because you probably are thinking that way. I'm using my brain theory to see.


Vậy đây là hai giả thuyết về cách mọi người sẽ nghĩ về điều này, rồi chúng ta sẽ xem vài dữ liệu. Có thể một số trong này nghe hơi quen thuộc vì bạn chắc cũng đang nghĩ thế. Tôi đang dùng lý thuyết não bộ để quan sát.


A lot of people say, “I really don't know what people are going to pick, so I think the average will be 50” – they're not being strategic at all – and “I'll pick two-thirds of 50, that's 33.” That's a start. Other people, who are a little more sophisticated, using more working memory, say, “I think people will pick 33, because they're going to pick a response to 50, and so I'll pick 22, which is two-thirds of 33.” They're doing one extra step of thinking, two steps. That's better.


Nhiều người nói: “Tôi thực sự không biết bọn họ sẽ chọn gì, nên tôi nghĩ số trung bình sẽ là 50” – họ không phân tích chút nào – và “Tôi sẽ chọn 2/3 của 50 là 33”. Có tiến bộ chút. Những người khác, có phần thông minh hơn, dùng nhiều trí nhớ hơn, sẽ nói: “Tôi nghĩ họ sẽ chọn 33, vì họ sẽ chọn gì đó khớp với số 50, nên tôi sẽ chọn 22, tức là 2/3 của 33”. Họ đang nghĩ thêm một bước nữa, là nghĩ 2 bước. Như vậy tốt hơn.


Of course, in principle, you could do three, four or more, but it starts to get very difficult. Just like in language and other domains, we know that it's hard for people to parse very complex sentences with a recursive structure. This is called the cognitive hierarchy theory, something I've worked on and a few other people, and it indicates a kind of hierarchy, along with some assumptions about how many people stop at different steps and how the steps of thinking are affected by lots of interesting variables and variant people, as we'll see in a minute.


Dĩ nhiên, trên lý thuyết, bạn có thể nghĩ 3, 4 bước hoặc hơn, nhưng sẽ trở nên rất khó nhằn. Như trong ngôn ngữ và lĩnh vực khác, chúng ta biết mọi người sẽ khó khăn trong việc phân tích các câu phức tạp với cấu trúc đệ quy. Đây gọi là lý thuyết phân cấp nhận thức, một thứ tôi và vài người khác đã nghiên cứu, và nó thể hiện một kiểu phân cấp, cùng với vài phỏng đoán về việc bao nhiêu người sẽ dừng lại ở những bước khác nhau và cách các bước suy nghĩ bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số thú vị và nhiều kiểu người, như ta sẽ thấy trong ít phút nữa.


A very different theory, a much more popular one and an older one, due largely to John Nash of “A Beautiful Mind” fame, is what's called “equilibrium analysis.” So if you've ever taken a game theory course at any level, you'll have learned a bit about this. 

An equilibrium is a mathematical state in which everybody has figured out exactly what everyone else will do. It is a very useful concept, but behaviorally, it may not exactly explain what people do the first time they play these types of economic games or in situations in the outside world. In this case, the equilibrium makes a very bold prediction, which is: everyone wants to be below everyone else, therefore, they'll play zero.


Một lý thuyết khác, phổ biến hơn và cũ hơn, chủ yếu nhờ vào John Nash trong phim “Một Tâm Hồn Đẹp” nổi tiếng, được gọi là “phân tích cân bằng”. Nếu bạn đã từng học lớp lý thuyết trò chơi ở bất kỳ cấp độ nào thì bạn sẽ được học một chút về thứ này.

Cân bằng là một trạng thái toán học khi mọi người đã xác định chính xác thứ mà người khác sẽ làm. Đây là một khái niệm rất hữu ích, nhưng theo hành vi thì nó không giải thích chính xác được mọi người sẽ làm gì vào lần đầu họ chơi các kiểu trò chơi kinh tế này hoặc những tình huống ở thế giới thực. Trong trường hợp này, sự cân bằng đưa ra một dự đoán táo bạo, đó là: ai cũng muốn thấp hơn những người khác, nên họ sẽ chọn số 0.


Let's see what happens. This experiment's been done many, many times. Some of the earliest ones were done in the '90s by me and Rosemarie Nagel and others. This is a beautiful data set of 9,000 people who wrote in to three newspapers and magazines that had a contest. The contest said, send in your numbers, and whoever is close to two-thirds of the average will win a big prize.


Để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Thí nghiệm này đã được làm rất nhiều lần rồi. Vài thí nghiệm đầu tiên được thực hiện vào những năm 1990 bởi tôi, Rosemarie Nagel và những người khác. Đây là một tập dữ liệu của 9000 người đã viết vào những tờ báo và tạp chí khi đó đang tổ chức một cuộc thi. Cuộc thi bảo, gửi con số của bạn đi, và ai gần với 2/3 của số trung bình cộng sẽ được một phần thưởng lớn.


As you can see, there's so much data here, you can see the spikes very visibly. There's a spike at 33 – those are people doing one step. There is another spike visible at 22. Notice, by the way, most people pick numbers right around there; they don't necessarily pick exactly 33 and 22. There's something a bit noisy around it. But you can see those spikes on that end. There's another group of people who seem to have a firm grip on equilibrium analysis, because they're picking zero or one. But they lose, right? Because picking a number that low is actually a bad choice if other people aren't doing equilibrium analysis as well. So they're smart, but poor.


Như bạn thấy, ở đây nhiều dữ liệu quá, bạn thấy nó tăng lên rất rõ ràng. Có khoảng tăng ở 33 – những người này nghĩ 1 bước. Có một khoảng tăng nữa có thể thấy ở 22. Nhân tiện, hãy để ý là hầu hết mọi người chọn những số gần đó; không hẳn họ chọn đúng 33 và 22. Gần đó có vẻ hơi hỗn loạn nhỉ. Nhưng bạn cũng thấy những khoảng tăng ở phần cuối kia. Có một nhóm người khác có vẻ nắm rất vững phân tích cân bằng, vì họ đang chọn 0 hoặc 1. Nhưng họ đã thua, đúng chứ? Bởi vì chọn một con số thấp như thế thực ra là lựa chọn tồi nếu như những người kia không làm phân tích cân bằng giống họ. Nên họ thông minh, nhưng vẫn nghèo.


Where are these things happening in the brain? One study by Coricelli and Nagel gives a really sharp, interesting answer. They had people play this game while they were being scanned in an fMRI, and two conditions: in some trials, they're told, “You're playing another person who's playing right now. We'll match up your behavior at the end and pay you if you win.” In other trials, they're told, “You're playing a computer, they're just choosing randomly.” So what you see here is a subtraction of areas in which there's more brain activity when you're playing people compared to playing the computer. And you see activity in some regions we've seen today, medial prefrontal cortex, dorsomedial, up here, ventromedial prefrontal cortex, anterior cingulate, an area that's involved in lots of types of conflict resolution, like if you're playing “Simon Says,” and also the right and left temporoparietal junction. And these are all areas which are fairly reliably known to be part of what's called a “theory of mind” circuit or “mentalizing circuit.” That is, it's a circuit that's used to imagine what other people might do.


Những thứ này xảy ra ở đâu trong não? Một nghiên cứu bởi Coricelli và Nagel đã cho một câu trả lời sắc sảo và thú vị. Họ cho mọi người chơi một trò chơi trong khi nằm trong máy chụp cộng hưởng từ chức năng, và 2 điều kiện: trong vài thí nghiệm, họ được bảo: “Bạn đang đấu với một người khác cũng đang chơi. Chúng tôi sẽ đối chiếu hành vi của bạn khi chơi xong và trả tiền nếu bạn thắng.” Trong vài thí nghiệm khác, họ được bảo: “Bạn đang đấu với máy tính, chúng chỉ chọn ngẫu nhiên thôi”. Ở đây bạn thấy phần chênh lệch giữa các vùng có nhiều hoạt động não hơn khi chơi với con người, so với chơi với máy tính. Và bạn thấy có vận động trong một số vùng mà chúng ta đã thấy ngày nay, vỏ não giữa trước trán, nhân lưng, trên đây là vỏ thuỳ giữa trán, vỏ não đai, vùng này có liên quan tới nhiều kiểu giải quyết xung đột, như khi bạn chơi trò “Simon Nói”, và cả ở vùng nối giữa bên phải và trái thái dương. Đây đều là các vùng được chứng minh là thuộc về một phần của thứ gọi là mạch của “thuyết tâm trí” hoặc “mạch suy nghĩ”. Tức là mạch được dùng để tưởng tượng xem người khác sẽ làm gì.


These were some of the first studies to see this tied in to game theory. What happens with these

one- and two-step types? So, we classify people

by what they picked, and then we look at the difference between playing humans versus computers, which brain areas are differentially active. On the top, you see the one-step players. There's almost no difference. The reason is, they're treating other people like a computer, and the brain is too. The bottom players, you see all the activity in dorsomedial PFC. So we know the two-step players are doing something differently.


Đây là một phần những nghiên cứu đầu tiên để xem mối liên quan của nó với lý thuyết trò chơi. Điều gì xảy ra với những kiểu người 1 và 2 bước này? Chúng tôi phân loại mọi người theo cái họ đã chọn, rồi chúng tôi nhìn vào sự khác biệt giữa việc chơi với con người và chơi với máy tính, vùng não nào hoạt động khác nhau. Trên đầu, bạn có thể thấy những người chơi 1 bước. Hầu như không có khác biệt. Lý do là họ đang đối xử với người khác như một cái máy tính, và bộ não cũng vậy. Những người ở dưới thì bạn thấy có hoạt động ở vùng lưng trong. Vậy là ta biết những người chơi 2 bước đang làm gì đó khác biệt.


Now, what can we do with this information? You might be able to look at brain activity and say, “This person will be a good poker player,” or “This person's socially naive.” We might also be able to study things like development of adolescent brains once we have an idea of where this circuitry exists.


Thế ta có thể làm gì với thông tin này? Có thể bạn sẽ nhìn vào hoạt động của não và nói: “Người này sẽ giỏi chơi Poker”, hoặc “người này ngờ nghệch về xã hội”. Có thể ta cũng sẽ nghiên cứu được những thứ như sự phát triển của não trẻ vị thành niên một khi ta đã biết được mạch này tồn tại ở đâu.


OK. Get ready. I'm saving you some brain activity, because you don't need to use your hair detector cells. You should use those cells to think carefully about this game. This is a bargaining game. Two players who are being scanned using EEG electrodes are going to bargain over one to six dollars. If they can do it in 10 seconds, they'll earn that money. If 10 seconds go by and they haven't made a deal, they get nothing. That's kind of a mistake together. 


Rồi. Sẵn sàng đi. Tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm hoạt động não, vì bạn không cần dùng tế bào phát hiện tóc đâu. Bạn nên dùng các tế bào đó để nghĩ kỹ về trò chơi này. Đây là trò chơi mặc cả. Hai người chơi đang được quét bằng điện não đồ sẽ mặc cả từ 1 đến 6 đô la. Nếu họ làm được trong 10 giây, họ sẽ được nhận số tiền đó. Nếu 10 giây trôi qua mà họ vẫn chưa mặc cả được, họ sẽ không được gì. Vậy là cả hai sẽ cùng sai.


The twist is that one player, on the left, is informed about how much on each trial there is. They play lots of trials with different amounts each time. In this case, they know there's four dollars. The uninformed player doesn't know, but they know the informed player knows. So the uninformed player's challenge is to say, “Is this guy being fair, or are they giving me a very low offer in order to get me to think there's only one or two dollars available to split?” in which case they might reject it and not come to a deal. So there's some tension here between trying to get the most money but trying to goad the other player into giving you more. And the way they bargain is to point on a number line that goes from zero to six dollars. They're bargaining over how much the uninformed player gets, and the informed player will get the rest. So this is like a management-labor negotiation in which the workers don't know how much profits the privately held company has, and they want to maybe hold out for more money, but the company might want to create the impression that there's very little to split: “I'm giving the most I can.”


Vấn đề là người chơi ở bên trái được thông báo rằng mỗi lần ngã giá là bao nhiêu. Họ thử nhiều lần với những mức giá khác nhau. Trong trường hợp này, họ biết là có 4 đô. Người không được thông báo thì không biết, nhưng họ biết người được thông báo biết. Nên thử thách của người không biết là phải nói: “Người này có công bằng không, hay họ đang cố tình trả giá thấp với tôi để khiến tôi nghĩ rằng chỉ có 1 – 2 đô để chia với nhau thôi?” và khi đó có thể họ sẽ từ chối và không giao kèo với nhau được. Nên có chút căng thẳng ở đây giữa việc cố gắng kiếm được nhiều tiền nhất nhưng lại cố dụ người kia trả cho bạn nhiều tiền hơn. Và cách họ mặc cả là chỉ vào một hàng số đi từ 0 đến 6 đô la. Họ mặc cả xem người chơi không biết sẽ được bao nhiêu, và người biết sẽ lấy phần còn lại. Vậy việc này cũng giống đàm phán giữa quản lý-người lao động, khi người lao động không biết công ty kiếm được lợi nhuận riêng là bao nhiêu, và có thể họ muốn lấy được nhiều tiền hơn, nhưng có thể công ty sẽ muốn tỏ vẻ là có rất ít tiền để chia: “Tôi đang cho anh số tiền nhiều nhất có thể rồi”.


First, some behavior: a bunch of the subject pairs play face-to-face. We have other data where they play across computers. That's an interesting difference, as you might imagine. But a bunch of the face-to-face pairs agree to divide the money evenly every single time. Boring. It's just not interesting neurally. It's good for them –

they make a lot of money. But we're interested in: Can we say something about when disagreements occur versus don't occur? So this is the other group of subjects, who often disagree. They bicker and disagree and end up with less money. They might be eligible to be on “Real Housewives,” the TV show.


Đầu tiên, vài cặp đối tượng sẽ chơi trực tiếp với nhau. Chúng tôi có dữ liệu khác khi họ chơi với máy tính. Đó là một sự khác biệt thú vị, như bạn có thể tưởng tượng. Nhưng có nhiều cặp chơi trực tiếp lúc nào cũng đồng ý sẽ chia đều tiền với nhau. Chán ngắt. Chẳng có gì thú vị trong đầu họ cả. Tốt cho họ thôi – họ kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng tôi có hứng thú với: Ta có thể nói gì đó về việc khi bất đồng xảy ra so với khi không xảy ra không? Nên đây là nhóm đối tượng còn lại, rất thường bất đồng. Họ cãi vã và bất đồng và cuối cùng là có ít tiền hơn. Có thể họ sẽ đủ tiêu chuẩn lên chương trình truyền hình “Các Bà Nội Trợ Đích Thực” đây.


You see on the left, when the amount to divide is one, two or three dollars, they disagree about half the time; when it's four, five, six, they agree quite often. This turns out to be something that's predicted by a very complicated type of game theory you should come to graduate school at CalTech and learn about. It's a little too complicated to explain right now, but the theory tells you that this shape should occur. Your intuition might tell you that, too.


Bạn thấy ở bên trái, khi số lượng để chia là 1, 2 hay 3 đô, họ cãi nhau gần nửa thời gian; khi là 4, 5, 6 thì họ lại thường đồng ý với nhau. Điều này là một thứ đã được dự đoán bằng một kiểu lý thuyết trò chơi rất phức tạp mà bạn nên đến học cao học ở Viện Công nghệ California để biết thêm. Nó hơi quá phức tạp nên không giải thích ngay bây giờ được, nhưng lý thuyết cho bạn biết rằng những hành vi này nên xảy ra. Có thể linh cảm của bạn cũng nói thế.


Now I'm going to show you the results from the EEG recording. Very complicated. The right brain schematic is the uninformed person, and the left is the informed. Remember that we scanned both brains at the same time, so we can ask about time-synced activity in similar or different areas simultaneously, just like if you wanted to study a conversation, and you were scanning two people talking to each other. You'd expect common activity in language regions when they're listening and communicating. So the arrows connect regions that are active at the same time. The direction of the arrows flows from the region that's active first in time, and the arrowhead goes to the region that's active later. So in this case, if you look carefully, most of the arrows flow from right to left. That is, it looks as if the uninformed brain activity is happening first, and then it's followed by activity in the informed brain. And by the way, these are trials where their deals were made. This is from the first two seconds.


Giờ tôi sẽ cho bạn xem kết quả thu được từ điện não đồ. Rất phức tạp. Sơ đồ não bên phải là của người không biết, và bên trái là người đã biết. Hãy nhớ là chúng tôi quét cả hai bộ não cùng lúc, nên ta có thể hỏi về những hoạt động đồng bộ thời gian trong những vùng giống hay khác nhau cùng lúc, giống như khi bạn muốn nghiên cứu một cuộc trò chuyện, và bạn đang quét hai người nói chuyện với nhau vậy. Bạn tin sẽ có hoạt động chung trong các vùng ngôn ngữ khi họ đang nói chuyện và giao tiếp với nhau. Các mũi tên này nối các vùng có hoạt động ở cùng thời điểm. Hướng mũi tên đi từ vùng não hoạt động trước, và đầu mũi tên đi tới vùng não hoạt động sau. Nên trong trường hợp này, nếu bạn nhìn cẩn thận, thì hầu hết mũi tên đều đi từ phải sang trái. Nghĩa là có vẻ như hoạt động ở vùng não không biết đang xảy ra trước, rồi hoạt động ở vùng não đã biết mới đi theo. Nhân tiện thì đây là những lần thử khi họ giao kèo thành công với nhau. Đây là dữ liệu từ 2 giây đầu tiên.


We haven't finished analyzing this data, so we're still peeking in, but the hope is that we can say something in the first couple of seconds about whether they'll make a deal or not, which could be very useful in thinking about avoiding litigation and ugly divorces and things like that. Those are all cases in which a lot of value is lost by delay and strikes. Here's the case where the disagreements occur. You can see it looks different than the one before. There's a lot more arrows. That means that the brains are synced up more closely in terms of simultaneous activity, and the arrows flow clearly from left to right. That is, the informed brain seems to be deciding, “We're probably not going to make a deal here.” And then later, there's activity in the uninformed brain.


Chúng tôi chưa phân tích xong dữ liệu này nên vẫn đang đoán thôi, nhưng chúng tôi hy vọng có thể nói gì đó trong những giây đầu về việc họ có thể giao kèo được không, điều này sẽ rất hữu dụng khi nghĩ về cách tránh các vụ kiện tụng và ly dị tồi tệ và những thứ như thế. Đó đều là các tình huống rất nhiều giá trị bị mất đi do chậm trễ hay đình công. Đây là những lúc xảy ra bất đồng. Bạn có thể thấy là nó khác với cái ban nãy. Có nhiều mũi tên hơn. Nghĩa là hai bộ não đồng bộ với nhau chính xác hơn trong những hoạt động cùng lúc, và rõ ràng mũi tên đi từ trái sang phải. Nghĩa là, bộ não đã biết có vẻ đang quyết định: “Có thể mình sẽ không giao kèo được trong trường hợp này”. Rồi sau đó mới có hoạt động trong bộ não không biết.


Next, I'm going to introduce you to some relatives. They're hairy, smelly, fast and strong. You might be thinking back to your last Thanksgiving. Maybe, if you had a chimpanzee with you. Charles Darwin and I and you broke off from the family tree from chimpanzees about five million years ago. They're still our closest genetic kin. We share 98.8 percent of the genes. We share more genes with them than zebras do with horses. And we're also their closest cousin. They have more genetic relation to us than to gorillas. So, how humans and chimpanzees behave differently might tell us a lot about brain evolution.


Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với bạn vài người họ hàng lông lá, bốc mùi, nhanh và mạnh. Có thể bạn đang nghĩ tới buổi lễ Tạ ơn gần đây nhất. Nếu bạn có một con tinh tinh ở cùng mình thì đúng thế. Charles Darwin, tôi và bạn đã tách ra khỏi gia phả tinh tinh từ khoảng 5 triệu năm trước rồi. Chúng vẫn là họ hàng di truyền gần nhất với ta. Chúng ta chia sẻ 98,8% bộ gien với nhau. Ta có nhiều gien với chúng còn hơn ngựa vằn với ngựa nữa. Và ta cũng là anh em họ gần nhất với chúng. Chúng có quan hệ về gen với ta gần hơn với khỉ đột. Nên cách cư xử khác nhau giữa người và tinh tinh có thể cho chúng ta biết nhiều về sự tiến hoá của não bộ.


This is an amazing memory test from [Kyoto], Japan, the Primate Research Institute, where they've done a lot of this research. This goes back a ways. They're interested in working memory. The chimp will see, watch carefully, they'll see 200 milliseconds' exposure – that's fast, eight movie frames – of numbers one, two, three, four, five. Then they disappear and are replaced by squares, and they have to press the squares that correspond to the numbers from low to high to get an apple reward. Let's see how they can do it.


Đây là bài kiểm tra trí nhớ tuyệt vời từ [Kyoto], Nhật, thuộc Viện Nghiên cứu Linh trưởng, nơi họ đã nghiên cứu kiểu này nhiều. Từ lâu, họ đã có hứng thú với nghiên cứu về bộ nhớ. Hãy nhìn kĩ, lũ tinh tinh sẽ thấy 200 mili giây – nhanh đấy, chỉ 8 khung hình thôi – của các số 1, 2, 3, 4, 5. Rồi chúng biến mất và được thay thế bằng những ô vuông, và lũ khỉ phải bấm vào ô vuông tương ứng với những số từ thấp đến cao để được thưởng táo. Để xem chúng có thể làm thế nào.


This is a young chimp. The young ones are better than the old ones, just like humans. And they're highly experienced, they've done this thousands of times. Obviously there's a big training effect, as you can imagine. You can see they're very blasé and effortless. Not only can they do it very well, they do it in a sort of lazy way. Who thinks you could beat the chimps? Wrong. We can try. We'll try. Maybe we'll try.


Đây là con tinh tinh còn trẻ. Con trẻ thì giỏi hơn con già, giống như con người vậy. Và chúng rất có kinh nghiệm, chúng đã làm thế này hàng nghìn lần rồi. Dĩ nhiên có hiệu quả huấn luyện rất lớn, như bạn tưởng tượng được. Bạn thấy chúng làm rất bình thản và dễ dàng. Chúng không chỉ làm rất giỏi mà trông còn có phần lười nhác nữa. Ai nghĩ mình thắng được tinh tinh? Sai rồi. Chúng ta có thể thử. Ta sẽ thử. Có thể ta sẽ thử.


OK, so the next part of the study I'm going to go quickly through is based on an idea of Tetsuro Matsuzawa. He had a bold idea he called the “cognitive trade-off hypothesis.” We know chimps are faster and stronger; they're also obsessed with status. His thought was, maybe they've preserved brain activities and practice them in development that are really, really important to them to negotiate status and to win, which is something like strategic thinking during competition. 


Phần nghiên cứu tiếp theo mà tôi sẽ nói nhanh gọn được dựa trên một ý tưởng của Tetsuro Matsuzawa. Ông có một ý tưởng táo bạo gọi là “giả thuyết đánh đổi nhận thức”. Ta biết tinh tinh mạnh hơn và nhanh hơn; chúng cũng bị ám ảnh với tình huống. Ông nghĩ rằng có thể chúng đã lưu giữ các hoạt động não và tập luyện trong những tình cảnh mà chúng rất, rất cần phải đàm phán được tình huống đó và phải thắng, cũng giống như suy nghĩ có chiến thuật trong các cuộc thi vậy.


So we're going to check that out by having the chimps actually play a game by touching two touch screens. The chimps are interacting with each other through the computers. They'll press left or right. One chimp is called a matcher; they win if they press left-left, like a seeker finding someone in hide-and-seek, or right-right. The mismatcher wants to mismatch; they want to press the opposite screen of the chimp. And the rewards are apple cube rewards.


Chúng ta sẽ thử điều đó khi cho lũ tinh tinh chơi một trò chơi bằng cách chạm vào hai màn hình cảm ứng. Lũ tinh tinh tương tác với nhau qua máy tính. Chúng sẽ bấm trái hoặc phải. Một con tinh tinh gọi là con “Khớp”; nó sẽ thắng nếu bấm được trái-trái, như người “bị” đi tìm người khác trong trò trốn tìm, hoặc phải-phải. Con “Lệch” sẽ muốn ghép không trùng nhau; nó muốn bấm bên màn hình ngược với con tinh tinh kia. Và phần thưởng là mấy quả táo.


So here's how game theorists look at these data. This is a graph of the percentage of times the matcher picked right on the x-axis and the percentage of times they picked right by the mismatcher on the y-axis. So a point here is the behavior by a pair of players, one trying to match, one trying to mismatch. The NE square in the middle – actually, NE, CH and QRE – those are three different theories of Nash equilibrium and others, tells you what the theory predicts, which is that they should match 50-50, because if you play left too much, for example, I can exploit that if I'm the mismatcher by then playing right. And as you can see, the chimps – each chimp is one triangle – are circled around, hovering around that prediction.


Các nhà giả thuyết trò chơi đã phân tích các dữ liệu này như sau. Đây là biểu đồ về % số lần con “hợp” chọn đúng trên trục hoành và % số lần con “lệch” đoán đúng con “hợp” chọn gì trên trục tung. Vấn đề ở đây là hành vi của một cặp tinh tinh đang chơi, một con ghép đúng, một con ghép lệch. Ô vuông NE ở giữa – thực ra là NE, CH, và QRE – chúng là 3 lý thuyết khác nhau của cân bằng Nash và điều khác, cho bạn biết lý thuyết đã dự đoán được gì, nghĩa là chúng nên khớp nhau 50-50, vì ví dụ, nếu bạn chọn bên trái nhiều quá, thì nếu là người “lệch”, tôi sẽ lợi dụng điều đó bằng cách chọn bên phải. Và như bạn có thể thấy, lũ tinh tinh – mỗi con là một hình tam giác – đang xoay vòng và luẩn quẩn gần dự đoán đó.


Now we move the payoffs. We're going to make the left-left payoff for the matcher a little higher. Now they get three apple cubes. Game theoretically, that should make the mismatcher's behavior shift: the mismatcher will think, “Oh, this guy's going to go for the big reward, so I'll go to the right, make sure he doesn't get it.” And as you can see, their behavior moves up in the direction of this change in the Nash equilibrium.

Giờ ta thay đổi phần thưởng. Ta sẽ tăng phần thưởng nếu chọn trái-trái cho con “hợp” một tí. Giờ chúng được 3 quả táo. Theo lý thuyết trò chơi, điều đó sẽ khiến hành vi của con “lệch” thay đổi: con “lệch” sẽ nghĩ: “Cái con này đang nhắm vào phần thưởng lớn đây, vậy mình sẽ chọn phải để nó không lấy được”. Và như bạn thấy, hành vi của nó tăng lên theo hướng thay đổi của cân bằng Nash.


Giờ ta thay đổi phần thưởng. Ta sẽ tăng phần thưởng nếu chọn trái-trái cho con “hợp” một tí. Giờ chúng được 3 quả táo. Theo lý thuyết trò chơi, điều đó sẽ khiến hành vi của con “lệch” thay đổi: con “lệch” sẽ nghĩ: “Cái con này đang nhắm vào phần thưởng lớn đây, vậy mình sẽ chọn phải để nó không lấy được”. Và như bạn thấy, hành vi của nó tăng lên theo hướng thay đổi của cân bằng Nash.


Finally, we changed the payoffs one more time. Now it's four apple cubes, and their behavior again moves towards the Nash equilibrium. It's sprinkled around, but if you average the chimps out, they're really close, within 0.01. They're actually closer than any species we've observed. What about humans? You think you're smarter than a chimpanzee? Here's two human groups in green and blue. They're closer to 50-50; they're not responding to payoffs as closely. And also if you study their learning in the game, they aren't as sensitive to previous rewards. The chimps play better than the humans, in terms of adhering to game theory. And these are two different groups of humans, from Japan and Africa; they replicate quite nicely. None of them are close to where the chimps are.


Cuối cùng ta đổi phần thưởng một lần nữa. Giờ là 4 quả táo, và hành vi của chúng lại một lần nữa hướng tới cân bằng Nash. Trông hơi rải rác nhưng nếu bạn tính trung bình của lũ tinh tinh thì chúng rất gần với 0.01. Thực ra chúng gần hơn mọi chủng loài mà ta từng quan sát. Còn con người thì sao? Bạn nghĩ mình thông minh hơn tinh tinh ư? Đây là 2 nhóm người màu lục và lam. Họ gần với 50-50 hơn; họ không phản ứng chặt chẽ với phần thưởng bằng tinh tinh. Và nếu bạn nghiên cứu những gì họ học được từ trò chơi thì họ không nhạy cảm lắm với phần thưởng lúc trước. Nếu nói về chơi đúng theo lý thuyết trò chơi thì tinh tinh chơi giỏi hơn người. Và đây là hai nhóm người khác nhau từ Nhật và châu Phi; họ tái hiện lại cũng khá tốt. Nhưng không ai trong số họ đuổi kịp lũ tinh tinh cả.


So, some things we learned: people seem to do a limited amount of strategic thinking using theory of mind. We have preliminary evidence from bargaining that early warning signs in the brain might be used to predict whether there'll be a bad disagreement that costs money, and chimps are “better” competitors than humans, as judged by game theory. Thank you.


Vậy những điều ta đã biết là: có vẻ con người có suy nghĩ chiến lược một chút khi dùng thuyết tâm lý. Chúng ta có bằng chứng sơ bộ từ việc mặc cả rằng những dấu hiệu cảnh báo ban đầu của não có thể được dùng để dự đoán xem đây có phải là vụ bất đồng tồi tệ gây mất tiền không, và tinh tinh thi “giỏi” hơn con người, khi đánh giá bằng lý thuyết trò chơi. Cảm ơn mọi người.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY