DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 5.5: Cách để cải thiện mối quan hệ của bạn với tiền bạc

| 2097 lượt xem | Thư viện số 100 năm

 
 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

6 WAYS TO IMPROVE YOUR RELATIONSHIP WITH MONEY

CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN VỚI TIỀN BẠC


When you think about money and your dreams and you're looking at your account, you're like, “My bank account does not align with my dreams.” Financial health for a typical American household can be stressful. We know that 46 percent of all Americans would struggle coming up with 400 dollars in the event of an emergency. And 60 percent of all Americans will face that emergency within 12 months or less. When you ask the question, “What does money mean to you?”, most people will say things like, “I feel anxious.” And so the insecurities come. The shame comes.


Khi bạn nghĩ về tiền và giấc mơ của mình rồi bạn nhìn vào số tài khoản, bạn sẽ kiểu: “Số tài khoản của tôi không ăn khớp với giấc mơ của tôi.” Tình trạng tài chính của một gia đình Mĩ bình thường có thể khá căng thẳng. Chúng ta biết 46% người Mĩ sẽ khó khăn trong việc có được 400 đô khi có chuyện khẩn cấp. Và 60% người Mĩ sẽ gặp trường hợp khẩn cấp đó trong vòng 12 tháng hoặc ít hơn. Khi bạn hỏi câu hỏi: “Tiền bạc có ý nghĩa gì với bạn?”, hầu hết mọi người sẽ đáp rằng: “Tôi thấy lo sợ”. Và thế là nỗi lo lắng sẽ đến. Sự xấu hổ sẽ đến.


I think we have a fraught relationship with money because it comes with judgment. When you're not able to pay your bills on time, you can personalize that. I don't want anyone to think that I'm not smart. I don't want anyone to know that I am very insecure about money. I don't want anyone to know that I am super stressed out. So now let's change the narrative.

Tôi nghĩ chúng ta có một mối quan hệ căng thẳng với tiền bạc, vì nó sẽ mang theo sự phán xét. Khi bạn không thể trả hoá đơn đúng hạn, bạn sẽ tự trách mình. Tôi không muốn ai nghĩ rằng tôi thiếu thông minh. Tôi không muốn ai biết rằng tôi rất lo lắng về tiền bạc. Tôi không muốn ai biết là tôi đang rất căng thẳng. Vậy giờ hãy thay đổi cách nhìn thôi.


6 lessons on how to improve our relationship with money

1. Talk about it

You can't do it alone. And that's when your squad has to come in. It's taboo. We typically don't talk about our stresses when it comes to money. We need to come together as a group of friends, with no judgment, no shame. Celebrate the fact that we've made a decision that we want to have a better relationship with money. That is worth applauding or snapping your fingers about. Once you've done that, then you get real. Nothing should be off-limits. Where does this relationship come from? Why am I spending all this money on things that don't align with my goals? What are your fears? What are your hopes? What are your dreams? But then we start to take action. What can we do this week? Or what can we do this month? 


6 bài học để cải thiện mối quan hệ của bạn với tiền bạc

1. Nói chuyện về nó

Bạn không thể làm một mình. Đó là khi mọi người phải nhảy vào. Như vậy là cấm kị. Chúng ta thường không nhắc tới căng thẳng về tiền bạc của mình. Chúng ta cần phải ở bên nhau như một nhóm bạn, không phán xét, không xấu hổ. Hãy ăn mừng việc ta đã quyết định rằng ta muốn có mối quan hệ tốt hơn với tiền bạc. Đó là một điều đáng vỗ tay hoặc búng ngón tay. Một khi đã làm thế rồi thì bạn sẽ nghiêm túc. Không có thứ gì nằm ngoài giới hạn. Mối quan hệ này đến từ đâu? Tại sao mình lại dành hết số tiền này cho những thứ không ăn khớp với mục tiêu của mình? Bạn sợ điều gì? Bạn có hy vọng gì? Giấc mơ của bạn là gì? Và rồi chúng ta sẽ hành động. Tuần này chúng ta có thể làm gì? Hoặc tháng này chúng ta có thể làm gì?


2: Understand what money is?

Money is not the end-all-be-all. It's the mechanism to accomplish whatever your goals are. It does not define you. It's just a mechanism to accomplish what matters to you most.


2. Hiểu được tiền là gì?

Tiền không phải là bá chủ của tất cả. Nó là công cụ để đạt được mục đích của bạn, bất kể là gì. Nó không định nghĩa bạn. Nó chỉ là công cụ để có được thứ quan trọng với bạn nhất.

3: Identity what matters to you...

Ask yourself one fundamental question: what are you saving for? If you're saving for a car, if you're saving to pay down your debt, if you're saving for that rainy day fund, it will include short-term goals and it will include long-term goals.


3. Xác định thứ quan trọng với bạn

Hãy tự hỏi mình một câu quan trọng: bạn đang để dành vì cái gì? Nếu bạn để dành tiền mua xe hơi, nếu bạn để dành để trả nợ, nếu bạn để dành phòng trường hợp khẩn cấp, thì sẽ bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và những mục tiêu dài hạn


4. ... and then really picture it

Visualize what you're really trying to accomplish. A vision board is a visual representation of what you're saving for. So if we break it down, go get a poster board. Get your markers, get your glitter. Take magazine pictures, cut it all out. Have that picture of that great trip. Have the picture of you paying down your student debt. The vision board sounds like, “Oh, how can that really help?” The point is your goals need to align with your behaviors, and the vision board is really a representation of where you wanna go and then how you live your life, and in the meantime are the steps to really get there.


4. … và rồi thực sự hình dung nó

Hãy hình dung bạn đang cố gắng đạt được gì. Một bảng hình dung là minh hoạ hình ảnh về mục đích bạn để dành tiền. Nên muốn làm rõ nó thì hãy đi lấy một tấm bảng áp phích. Lấy bút màu và nhũ ra. Lấy ảnh tạp chí và cắt hết ra. Lấy tấm hình của chuyến đi chơi tuyệt vời đó. Lấy tấm hình bạn đang trả hết nợ sinh viên. Tấm bảng hình dung nghe như kiểu: “Ồ, như vậy giúp được gì nhỉ?” Ý chính là mục tiêu của bạn phải khớp với hành vi, và bảng hình dung thực chất sẽ biểu hiện ra nơi mà bạn muốn đi, và rồi bạn sẽ sống cuộc đời thế nào, và hiện tại là những bước cần đi để đến đó.


5. It's not what you make, it's what you keep

It's not about what you make, it's about what you keep. It's about understanding, “Do I have the ability with what I'm making to take care of my basic needs? And if not, what adjustments do I need to make?” And then we start to break it down and talk about the tools. We start to say, “Do we have our savings account, auto-save?” Set it and forget it, or every day, put a dollar a day. Whatever that rhythm is for you, the goal is the rhythm, not the amount. You can start slow. You can start small, but you have to start now. And then let me give you a trick, we all have impulses. Many times, because the phone is always with us, we start shopping. Go out to any site, shop up, put it in your cart. Just don't hit buy. Wait 24 hours, go back and ask yourself, “Do I really need it? What about these items map to my goal?” And if it's nothing, hit delete and you got your fix.

5. Bạn làm ra gì không quan trọng, quan trọng là bạn giữ cái gì

Bạn làm ra gì không quan trọng, quan trọng là bạn giữ cái gì. Đó là việc hiểu: “Mình có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản với số tiền mình kiếm được không? Và nếu không thì mình cần điều chỉnh thế nào?” Rồi ta mổ xẻ nó ra và nói về các công cụ. Ta sẽ bắt đầu nói: “Mình có tài khoản tiết kiệm tự động lưu không?” Hãy đặt ra nó và quên nó đi, hoặc mỗi ngày đều trích ra một đô. Dù tiến độ của bạn thế nào thì mục tiêu là tiến độ chứ không phải số tiền. Bạn có thể bắt đầu chậm. Bạn có thể khởi đầu ít ỏi, nhưng phải khởi đầu bây giờ. Và để tôi cho bạn biết một mẹo, chúng ta đều có tuỳ hứng cả. Rất nhiều lần, vì luôn có điện thoại trong tay, chúng ta sẽ bắt đầu đi mua sắm. Hãy lên bất cứ trang web nào, lướt và bỏ đồ vào giỏ. Miễn đừng bấm mua. Đợi 24 giờ rồi quay lại và hỏi bản thân: “Mình có cần nó thật không? Vậy còn bản đồ các vật dụng để đến mục tiêu của mình thì sao?” Và nếu nó không quan trọng thì hãy bấm xoá, thế là bạn sửa được rồi


6. Be good to yourself

It's also important to know that your self-worth is not determined by your net worth. This is something that we can do better about. You celebrate your wins. And when you make that misstep, no judgment, no shame. Just get back at it.


6. Hãy tử tế với bản thân

Bạn cũng cần phải biết rằng giá trị bản thân không được định đoạt bằng số tiền bạn kiếm được. Đây là một thứ ta có thể cải thiện. Bạn sẽ ăn mừng chiến thắng của mình. Và khi bạn làm sai thì không cần tự trách mình, đừng xấu hổ. Chỉ cần khắc phục thôi.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY