DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 4.15: Cách để thấu cảm đúng lúc, đúng thời điểm

| 2321 lượt xem | Lê Hà Thanh Lộc

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân DJ - Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Dylan Marron - Diễn viên, nhà văn và nhà hoạt động người Mỹ

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Hoàng Oanh

  • DJ Model: #Tôi là ai #Bộ tư duy #Bánh xe cuộc đời #Người cân bằng

  • Link tài liệu gốc:  XEM NGAY

  • Link Zalo học tiếng Anh cùng DJ Model: THAM GIA NGAY  

EMPATHY IS NOT ENDORSEMENT 

CÁCH ĐỂ THẤU CẢM ĐÚNG LÚC, ĐÚNG THỜI ĐIỂM


Hi. I've received hate online. A lot of it. And it comes with the territory of my work. I'm a digital creator, I make things specifically for the Internet. Like, a few years ago, I made a video series called “Every Single Word” where I edited down popular films to only the words spoken by people of color, as a way to empirically and accessibly talk about the issue of representation in Hollywood. Then, later, as transphobic bathroom bills started gaining media attention around the United States, I hosted and produced an interview series called “Sitting in Bathrooms with Trans People”, where I did exactly that. And then – Sure, I'll take the applause. Thank you. And then, are you familiar with those unboxing videos on YouTube where YouTubers open up the latest electronic gadgets? Great, so I satirized those in a weekly series, where instead I unboxed intangible ideologies like police brutality, masculinity, and the mistreatment of Native Americans. My work – Thanks. One person applauding, God bless. Mom, hi.


Xin chào. Tôi đã nhận rất nhiều lời ghét bỏ trên mạng. Và đó là do công việc mà tôi làm. Tôi là nhà sáng tạo về công nghệ, tôi sản xuất ra mọi thứ dành riêng cho mạng Internet. Ví dụ, vài năm trước, tôi làm một chương trình video tên là “Every Single Word”, trong đó tôi chỉnh sửa các bộ phim nổi tiếng để chỉ còn những lời do người da màu nói, như một cách để nói về các vấn đề thể hiện tại Hollywood một cách thực tế và dễ tiếp nhận. Rồi sau đó, khi nhà vệ sinh kỳ thị người chuyển giới bắt đầu được chú ý quanh Mĩ, tôi đã dẫn và sản xuất một chương trình phỏng vấn tên là “Ngồi trong nhà vệ sinh với Người chuyển giới”, trong đó tôi làm đúng như thế. Và sau đó – Được, tôi xin nhận tràng vỗ tay này. Cảm ơn. Rồi, bạn có biết mấy cái video mở hộp trên YouTube, trong đó các nhà làm YouTube khui hộp những đồ công nghệ mới nhất không? Tốt, tôi đã châm biếm chúng trong một chương trình hàng tuần, trong đó tôi  cũng mở hộp, nhưng là mở những ý tưởng phi vật thể như cảnh sát bạo hành, sự nam tính, và việc đối xử tồi tệ với người Mĩ bản địa. Những gì tôi làm – Cảm ơn. Có một người vỗ tay nè. Chúa chúc lành cho họ. Mẹ ơi, con chào mẹ.


So, my work became popular. Very popular. I got millions of views, a ton of great press, and a slew of new followers. But the flip side of success on the Internet is Internet hate. I was called everything. From “beta” to “snowflake” and, of course, the ever-popular “cuck.” Don't worry, I will break these terms down for you.


Những gì tôi làm trở nên nổi tiếng. Rất nổi tiếng. Tôi được hàng triệu lượt xem, nổi trên truyền thông và có nhiều người theo dõi mới. Nhưng mặt trái của thành công trên mạng là việc bị ghét qua mạng. Tôi bị gọi là đủ thứ. Từ “beta” tới “bông tuyết”, và, dĩ nhiên, một từ vô cùng nổi tiếng, “trâu”. Đừng lo, tôi sẽ giải thích những từ đó cho bạn.


So, “beta,” for those of you unfamiliar, is shorthand online lingo for “beta male.” But let's be real, I wear pearl earrings and my fashion aesthetic is rich-white-woman-running-errands, so I'm not angling to be an alpha. Doesn't totally work.

“Beta”, cho những ai không biết, là viết tắt trên mạng cho từ “đàn ông beta”. Nhưng nói thật nhé, tôi đeo bông tai ngọc trai và kiểu thời trang tôi thích là bà-cô-da-trắng-giàu-có-đang-làm-việc, nên tôi cũng không có ý định làm đàn ông alpha đâu. Đâu có hiệu quả lắm.

Now, “snowflake” is a put-down for people who are sensitive and believe themselves to be unique, and I'm a millennial and an only child, so, duh! But my favorite, favorite, favorite is “cuck.” It's a slur, short for “cuckold,” for men who have been cheated on by their wives. But friends, I am so gay, that if I had a wife, I would encourage her to cheat on me. Thank you.


“Bông tuyết” là từ nhục mạ những người nhạy cảm và tin rằng mình đặc biệt, và tôi là người thuộc thế hệ thiên niên kỷ và là con một, nên, dĩ nhiên! Nhưng cái tôi thích, thích, thích nhất là “trâu”. Đây là từ nhục mạ, nói tắt từ “trâu mọc sừng”, chỉ những người đàn ông bị vợ ngoại tình. Nhưng các bạn ạ, tôi gay đến nỗi nếu có vợ thì tôi sẽ khuyến khích cô ấy ngoại tình. Cảm ơn.


Let's take a look at some of this negativity in action. Sometimes it's direct. Like Marcos, who wrote, “You're everything I hate in a human being.” Thank you, Marcos. Others are more concise. Like Donovan, who wrote, “gaywad fagggggg.” Now, I do need to point out, Donovan is not wrong, OK? In fact, he's right on both counts, so credit where credit is due. Thank you, Donovan. Others write to me with questions, like Brian, who asked, “Were you born a bitch, or did you just learn to be one over time?” But my favorite thing about this is that once Brian was done typing, his finger must have slipped because then he sent me the thumbs-up emoji. So, babe, thumbs up to you, too.


Hãy xem thử cách mọi người biểu lộ sự tiêu cực này. Đôi khi họ nói thẳng. Ví dụ như Marcos, người đã viết: “Anh là tất cả những gì tôi ghét ở một con người”. Cảm ơn Marcos. Vài người nói ngắn hơn. Như Donovan, người đã viết: “thằng bóng gayyyy”. Giờ tôi phải nói rõ một điều. Dolovan không sai, được chứ? Thực tế là anh ta nói đúng cả hai thứ luôn, nên phải khen điều đó. Cảm ơn Donovan. Có người thì gửi câu hỏi cho tôi, như Brian, người đã hỏi: “Mới sinh ra mày đã là điếm hay mày học cách trở nên như vậy?” Nhưng điều tôi thích nhất về chuyện này là sau khi Brian gõ phím xong, chắc ngón tay anh ta bị trượt vì sau đó anh ta gửi cho tôi một biểu tượng giơ ngón cái. Nên cưng à, tôi cũng gửi ngón cái tới cưng nhé.


It's fun to talk about these messages now. Right? And it's cathartic to laugh at them. But I can tell you that it really does not feel good to receive them. At first, I would screenshot their comments and make fun of their typos, but this soon felt elitist and ultimately unhelpful. So over time, I developed an unexpected coping mechanism. Because most of these messages I received were through social media, I could often click on the profile picture of the person who sent them and learn everything about them. I could see pictures they were tagged in, posts they'd written, memes they'd shared, and somehow, seeing that it was a human on the other side of the screen made me feel a little better. Not to justify what they wrote, right? But just to provide context.

Bây giờ nói về mấy tin nhắn đó thì vui rồi, đúng không? Và thật hả hê khi cười vào chúng. Nhưng tôi có thể nói với bạn rằng phải nhận chúng là một cảm giác không hề dễ chịu. Ban đầu, tôi chụp màn hình bình luận của họ và bắt lỗi chính tả, nhưng rồi tôi cảm thấy mình hợm hĩnh và cuối cùng nó chẳng giúp được gì. Nên qua thời gian, tôi đã hình thành một biện pháp đối chọi bất ngờ. Bởi vì hầu hết những tin nhắn kiểu này mà tôi nhận được đều là qua mạng xã hội, tôi thường có thể ấn vào ảnh đại diện của người đã gửi chúng và biết mọi thứ về họ. Tôi có thể thấy những tấm hình gắn thẻ họ, bài viết họ đã viết, meme họ đã chia sẻ, và không hiểu sao, khi thấy đó cũng là một con người ở phía bên kia màn hình, tôi cảm thấy khá hơn một chút. Như vậy không có nghĩa là bỏ qua tất cả những gì họ viết, nhỉ? Nhưng chỉ để thấy toàn bộ hoàn cảnh thôi.


Still, that didn't feel like enough. So, I called some of them – only the ones I felt safe talking to – with a simple opening question: “Why did you write that?” The first person I spoke to was Josh. He had written to tell me that I was a moron, I was a reason this country was dividing itself, and he added at the end that being gay was a sin. I was so nervous about our first conversation. This wasn't a comments section. So I couldn't use tools like muting or blocking. Of course, I guess, I could have hung upon him. But I didn't want to. Because I liked talking to him. Because I liked him. Here's a clip of one of our conversations.

  • (Audio) Dylan Marron: Josh, you said you're about to graduate high school, right?

  • Josh: Mmm-hmm.

  • DM: How is high school for you?

  • Josh: Am I allowed to use the H-E-double-hockey-stick word?

  • DM: Oh, yeah. You're allowed to.

  • Josh: It was hell.

  • DM: Really?

  • Josh: And it's still hell right now, even though it's only two weeks left. I'm a little bit bigger – I don't like to use the word “fat,” but I am a little bit bigger than a lot of my classmates and they seem to judge me before they even got to know me.

  • DM: That's awful. I mean, I also just want to let you know, Josh, I was bullied in high school, too. 


Dù vậy, tôi thấy thế vẫn chưa đủ. Nên tôi đã gọi cho vài người trong số họ - chỉ những người tôi thấy an toàn khi nói chuyện cùng thôi – với một câu hỏi mở đầu rất đơn giản: “Tại sao lại viết những lời đó?” Người đầu tiên tôi trò chuyện cùng là Josh. Cậu ta viết để nói rằng tôi là thằng ngu, tôi chính là lý do đất nước này đang tự chia rẽ, và cậu ta thêm vào ở cuối rằng gay là một cái tội. Tôi rất lo lắng cho cuộc trò chuyện đầu tiên của chúng tôi. Đây không phải chỗ bình luận. Nên tôi chẳng thể dùng những công cụ như tắt bình luận hay chặn được. Tất nhiên, tôi đoán tôi cũng có thể cúp máy. Nhưng tôi không muốn. Vì tôi thích nói chuyện với cậu ta. Vì tôi thích cậu ta. Đây là một đoạn ghi âm một trong những cuộc nói chuyện của chúng tôi.

  • (Âm thanh) Dylan Marron: Josh, cậu bảo là cậu sắp tốt nghiệp cấp ba rồi nhỉ?

  • Josh: Ừm, đúng.

  • DM: Trường cấp ba với cậu thế nào?

  • Josh: Tôi có được dùng cái từ bắt đầu bằng hai chữ Q không?

  • DM: À, được. Cứ tự nhiên.

  • Josh: Chết tiệt

  • DM: Thật á?

  • Josh: Và giờ vẫn như cái quần què vậy, dù chỉ còn 2 tuần nữa. Tôi có hơi to người – tôi không thích dùng từ “béo”, nhưng tôi có hơi to người so với hầu hết các bạn cùng lớp, và tụi nó hình như phán xét tôi trong khi còn chưa biết gì về tôi.

  • DM: Tệ thật đấy. Ý tôi là, tôi cũng chỉ muốn cho cậu biết thôi, Josh ạ, tôi cũng từng bị bắt nạt hồi cấp ba đấy.


So did our common ground of being bullied in high school erase what he wrote me? No. And did our single phone conversation radically heal a politically divided country and cure systemic injustice? No, absolutely not, right? But did our conversation humanize us to each other more than profile pictures and posts ever could? Absolutely. I didn't stop there. Because some of the hate I received was from “my side.” So when Matthew, a queer liberal artist like me, publicly wrote that I represented some of the worst aspects of liberalism, I wanted to ask him this.

  • DM: You tagged me in this post. Did you want me to see it?

  • Matthew: I honestly didn't think that you would.

  • DM: Have you ever been publicly dragged?

  • Matthew: I have been. And I just said, “No, I don't care.”

  • DM: And did you not care?

  • Matthew: But it was hard.

  • DM: Did you not care?

  • Matthew: Oh, I cared, yes.


Vậy, điểm chung là cùng bị bắt nạt vào cấp ba có xoá được thứ cậu ta viết cho tôi không? Không. Và cuộc đàm thoại duy nhất của chúng tôi có lập tức gắn kết được một đất nước chia rẽ về chính trị và chữa lành sự bất công của hệ thống không? Không, chắc chắn không, nhỉ? Nhưng cuộc đàm thoại của chúng tôi có nhân tính hoá chúng tôi với nhau hơn những gì ảnh đại diện và bài viết trên mạng có thể làm không? Chắc chắn rồi.

  • Tôi không dừng lại ở đó. Bởi vì vài lời ghét bỏ tôi nhận được là từ “phe tôi”. Nên khi Matthew, một nghệ sĩ tự do đồng tính như tôi, viết công khai rằng tôi thể hiện những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tự do, tôi đã muốn hỏi anh ta điều này.

  • DM: Anh gắn thẻ tôi trong bài viết này. Anh muốn tôi đọc được à?

  • Matthew: Tôi thực sự không nghĩ anh sẽ đọc.

  • DM: Anh từng bị nhục mạ công khai chưa?

  • Mattthew: Tôi bị rồi. Và tôi chỉ nói: “Tôi không quan tâm”.

  • DM: Và anh không quan tâm thật ư?

  • Matthew: Nhưng mà khó lắm.

  • DM: Anh không quan tâm thật ư?

  • Matthew: Ồ, có, tôi có quan tâm chứ.


At the end of these conversations, there's often a moment of reflection. A reconsideration. And that's exactly what happened at the end of my call with a guy named Doug, who had written that I was a talentless propaganda hack.

  • (Audio) DM: Did the conversation we just had – does it, like, make you feel differently about how you write online?

  • Doug: Yeah! You know, when I said this to you when I said you were a “talentless hack,” I had never conversed with you in my life, really. I didn't really know anything really about you. And I think that a lot of times, that's what the comment sections really are, it's really a way to get your anger at the world out on random profiles of strangers, pretty much.

  • DM: Yeah, right.

  • Doug: But it definitely has made me rethink the way that I interact with people online. 


Sau những cuộc trò chuyện này, thường có một khoảnh khắc xem xét lại. Nhìn nhận lại. Và đó chính xác là điều đã xảy ra sau cuộc gọi của tôi với một anh chàng tên Doug, người đã viết rằng tôi là kẻ bất tài đi tuyên truyền vớ vẩn.

  • (Âm thanh) DM: Cuộc nói chuyện vừa rồi của chúng ta – nó có, kiểu, làm anh cảm thấy khác đi về những gì anh đã viết trên mạng không?

  • Doug: Ừ! Anh biết đấy, khi tôi nói vậy với anh, khi tôi bảo anh là “đồ bất tài”, tôi chưa từng nói chuyện với anh trong đời, thật đấy. Tôi thực sự chẳng biết gì về anh cả. Và tôi nghĩ thường thì phần bình luận là như thế đó, nó thực ra là một cách để anh giải toả cơn giận của mình với thế giới vào mặt những người lạ trên mạng, căn bản là vậy.

  • DM: Ừ, phải.

  • Doug: Nhưng nó chắc chắn đã khiến tôi nghĩ lại về cách tôi tương tác với mọi người trên mạng.


So I've collected these conversations and many others for my podcast “Conversations with People Who Hate Me.” Before I started this project, I thought that the real way to bring about change was to shut down opposing viewpoints through epically worded video essays and comments and posts, but I soon learned those were only cheered on by the people who already agreed with me. Sometimes – bless you. Sometimes, the most subversive thing you could do – yeah, clap for him. Sometimes, the most subversive thing you could do was to actually speak with the people you disagreed with, and not simply at them. 


Nên tôi đã tổng hợp các cuộc trò chuyện này và còn nữa cho podcast “Trò Chuyện Với Những Người Ghét Tôi” của tôi. Trước khi bắt đầu dự án này, tôi nghĩ cách đúng nhất để mang lại sự thay đổi là dập tắt mọi góc nhìn trái chiều thông qua những bài luận qua video ngôn từ sắc sảo và bình luận và bài đăng, nhưng tôi sớm nhận ra chúng chỉ được cổ vũ bởi những người vốn đã đồng ý với tôi. Đôi khi – chúc lành cho bạn. Đôi khi, cách lật đổ hay nhất bạn có thể làm - ừ, vỗ tay cho anh ta đi. Đôi khi, cách lật đổ hay nhất bạn có thể làm là thực sự trò chuyện với những người mà bạn bất đồng, và không chỉ là chửi vào mặt họ.


Now, in every one of my calls, I always ask my guests to tell me about themselves. And it's their answer to this question that allows me to empathize with them. And empathy, it turns out, is a key ingredient in getting these conversations off the ground, but it can feel very vulnerable to be empathizing with someone you profoundly disagree with.


Trong mỗi cuộc gọi của tôi, tôi đều bảo các vị khách của tôi kể về họ cho tôi nghe. Và câu trả lời của họ với câu hỏi đó là thứ giúp tôi đồng cảm với họ. Và hoá ra, sự đồng cảm là một thành phần quan trọng trong việc giúp những cuộc hội thoại này bớt căng thẳng, nhưng bạn có thể cảm thấy rất thiếu an toàn khi đồng cảm với những người mà bạn hoàn toàn bất đồng.


So I established a helpful mantra for myself. Empathy is not an endorsement. Empathizing with someone you profoundly disagree with does not suddenly compromise your own deeply held beliefs and endorse theirs. Empathizing with someone who, for example, believes that being gay is a sin doesn't mean that I'm suddenly going to drop everything, pack my bags and grab my one-way ticket to hell, right? It just means that I'm acknowledging the humanity of someone who was raised to think very differently from me. I also want to be super clear about something. This is not a prescription for activism. I understand that some people don't feel safe talking to their detractors, and others feel so marginalized that they just don't feel that they have any empathy to give. I totally get that. This is just what I feel well-suited to do.


Nên tôi tạo ra một câu thần chú hữu ích cho bản thân. Đồng cảm không phải là đồng ý. Đồng cảm với một người mà bạn hoàn toàn bất đồng không có nghĩa là đột nhiên bạn bỏ đi những điều mình vô cùng tin tưởng và đồng ý với tư tưởng của họ. Đồng cảm với một người, ví dụ như, tin rằng gay là một cái tội, đâu có nghĩa là tôi sẽ đột nhiên bỏ hết mọi thứ, gói hành lý và đi vé một chiều xuống địa ngục, đúng không? Chỉ là tôi đang thừa nhận tính người của một người được nuôi dạy để suy nghĩ rất khác biệt với tôi. Tôi cũng muốn nói thật rõ một việc. Tôi không khuyên các bạn hành động thế này. Tôi hiểu nhiều người cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với những người ghét bỏ họ, và người khác cảm thấy điều đó vô nghĩa đến nỗi họ cảm thấy chẳng có chút thông cảm nào nữa, và điều đó có thể hiểu được. Tôi hoàn toàn hiểu. Chỉ là tôi thấy mình hợp với việc này thôi.

You know, I've reached out to a lot of people for this podcast. And some have politely declined, others have read my message and ignored it, some have blocked me automatically when I sent the invitation, and one guy actually agreed to do it, and then, five minutes into the call hung up on me. I'm also aware that this talk will appear on the Internet. And with the Internet comes comment sections, and with comment sections inevitably comes hate. So as you are watching this talk, you can feel free to call me whatever you'd like. You can call me a “gaywad,” a “snowflake,” a “cuck,” a “beta,” or “everything wrong with liberalism.” But just know that if you do, I may ask you to talk. And if you refuse or block me automatically or agree and hang up on me, then maybe, babe, the snowflake is you. Thank you so much.

Bạn biết không, tôi đã từng tìm cách liên lạc với nhiều người cho podcast này. Và vài người lịch sự từ chối, có người thấy tin nhắn của tôi và làm lơ, và có người đã tự động chặn tôi khi tôi gửi lời mời, và có một anh chàng ban đầu thì đồng ý làm chuyện này, và rồi mới gọi được 5 phút thì đã cúp máy. Tôi cũng biết bài phát biểu này sẽ xuất hiện trên mạng. Và có mạng nghĩa là có phần bình luận, và có phần bình luận nghĩa là có sự ghét bỏ. Nên nếu bạn đang xem bài phát biểu này, cứ việc gọi tôi là bất cứ thứ gì bạn muốn. Có thể gọi tôi là “thằng bóng”, “bông tuyết”, con “trâu”, đồ “beta”, hoặc “tất cả những gì sai trái với chủ nghĩa tự do”. Nhưng nên biết rằng nếu bạn làm vậy, có thể tôi sẽ yêu cầu trò chuyện cùng bạn. Và nếu bạn từ chối hoặc chặn tôi ngay hoặc đồng ý xong rồi lại cúp máy, thì có khi, cưng à, bạn mới là bông tuyết ở đây. Cám ơn rất nhiều!


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY